Thứ Hai, 6 tháng 11, 2023

Cách Chữa Nứt Cổ Gà Không Ảnh Hưởng Đến Nguồn Sữa Mẹ

 

       Chỉ cần vài mẹo đơn giản sẽ giúp mẹ bầu thoát khỏi tình trạng nứt cổ gà khó chịu nhưng không làm ảnh hưởng đến việc cho con bú. Vậy nứt cổ gà là gì và cách chữa nứt cổ gà khi cho con bú là như thế nào?

 

       Với các bà mẹ bỉm sữa khi nuôi con bằng sữa mẹ, tình trạng nứt cổ gà là một trong những nỗi đau ám ảnh nhất. Đây là tình trạng mẹ dễ gặp phải và nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến triệu chứng đau rát, ảnh hưởng đến nguồn sữa cho bé... Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm cách chữa nứt cổ gà hiệu quả nhất.

 

Cách Chữa Nứt Cổ Gà Không Ảnh Hưởng Đến Nguồn Sữa Mẹ

Nứt cổ gà là gì?

       Nứt chân núm ti hay còn gọi là nứt cổ gà là tình trạng chân núm ti bị nứt gây đỏ tấy, có thể bị chảy máu, gây đau rát và khó chịu cho các mẹ mỗi khi cho con bú. Sau khi sinh 3 - 7 ngày, núm vú của mẹ có dấu hiệu nứt cổ gà. Nứt cổ gà ban đầu chỉ là những vết rách nhỏ hay vết nứt trên da của núm vú, có thể xuất hiện vết cắt trên đầu núm vú kéo dài cho đến gốc của đầu ti.

 

Nguyên nhân gây ra tình trạng nứt cổ gà ở phụ nữ khi cho con bú, cụ thể:

 

  • Do mẹ bế bé không đúng tư thế nên trẻ ngậm, bú ti mẹ sai cách.
  • Do sử dụng máy vắt sữa không đúng cách, lực hút quá mạnh làm tổn thương núm vú.
  • Các mẹ cho trẻ ngậm ti trong khoảng thời gian dài.
  • Trẻ bị nhiễm nấm men ở miệng hay tưa miệng, vô tình truyền vi khuẩn sang cho mẹ và gây tổn thương đầu vú.
  • Do mẹ bị chàm bội nhiễm gây nứt, làm chảy máu.
  • Trẻ mắc tật líu lưỡi ảnh hưởng đến việc bú mẹ.

 

Cách Chữa Nứt Cổ Gà Không Ảnh Hưởng Đến Nguồn Sữa Mẹ

Cách chữa nứt cổ gà khi cho con bú

       Các cách sau đây có thể khắc phục tình trạng nứt cổ gà một cách nhanh chóng:


Tạo cho trẻ thói quen bú đúng cách 


       Trước tiên, mẹ cần điều chỉnh cách bế bé khi bú sao cho đúng tư thế, tốt nhất là dựa vào thành giường hoặc ghế ngồi thoải mái. Sau đó, trợ giúp bé ngậm khớp vú theo các bước:

  1. ·       Cho bé bú bên bầu ngực nào thì dùng tay cùng phía với bầu ngực đó để đỡ bé.
  2. ·       Đảm bảo 3 điểm: Đầu – lưng – mông bé nằm trên một đường thẳng và bé nằm nghiêng mình đối diện với bầu ngực của mẹ sao cho bụng bé chạm bụng mẹ, mặt bé chạm ngực mẹ.
  3. ·       Đưa đỉnh ti chạm môi trên của bé, nếu bé sẳn sàng để bú, bé sẽ há miệng rộng (lưỡi bé lè dài ra phía trước).
  4. ·       Một bàn tay mẹ đỡ cổ bé, để đầu bé ngửa ra thoải mái, cằm bé tựa bầu vú mẹ (phần dưới).
  5. ·       Bàn tay kia tạo thành chữ C, ngón tay cái ấn nhẹ phía trên để hướng đỉnh ti lên phía môi trên của bé.
  6. ·       Đặt môi dưới của bé vào mép dưới của quầng vú (khoảng 1.5cm từ chân ti) cho bé bắt đầu ngậm từ môi dưới.
  7. ·       Đỉnh đầu ti lọt qua môi trên vào miệng bé, bé sẽ tự động ngậm được sâu và chắc.

 

Cách Chữa Nứt Cổ Gà Không Ảnh Hưởng Đến Nguồn Sữa Mẹ

 

Cho bé bú bên ngực không bị thương

       Mẹ vẫn có thể cho bé bú nếu vết nứt không quá sâu. Trong thời gian điều trị, mẹ nên cho bé bú ở bên ngực không bị nứt nếu vết nứt sâu và gây đau nhiều. Mẹ nên ngưng cho con bú mà chỉ vắt sữa mẹ vô bình hoặc cốc cho bé bú. Chỉ cho bé bú lại khi nào vết nứt khô, lành hẳn.

 

Ngâm nước muối loãng

       Dùng nước muối loãng sẽ giúp hydrat hóa da và thúc đẩy quá trình chữa lành nên đây là cách chữa nứt cổ gà tốt cho mẹ, cách làm như sau:

 

  • Trộn 240ml nước ấm và 1/2 thìa cà phê muối.
  • Sau khi cho bé bú, mẹ ngâm đầu ti với một chén nước muối ấm.
  • Để yên trong 1 đến 2 phút để nước muối thấm hết và sát trùng các vết thương.
  • Mẹ cũng có thể dùng bình xịt để phủ dung dịch lên tất cả các vùng của núm vú.
  • Sau đó, nhẹ nhàng thấm khô các vết thương.

       Lưu ý, mẹ không nên ngâm đầu ti quá lâu vì có thể làm da bị khô khiến vết nứt thêm sâu. Hãy pha dung dịch nước muối mới hàng ngày để giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn. Nên rửa sạch núm vú trước khi cho bú để bé không thấy lạ miệng.


Sử dụng trà xanh

       Dùng nước trà xanh để vệ sinh núm ti giúp mẹ giảm đau đáng kể. Trong trà xanh có chất kháng khuẩn giúp làm lành các vết thương ngoài da nhanh chóng.

 

Mật ong - dầu olive

       Dùng mật ong nguyên chất là cách chữa nứt cổ gà được ưa chuộng. Mẹ hãy thoa mật ong lên vùng nứt cổ gà sẽ giúp mẹ làm mềm da và sát khuẩn. Trong mật ong có chất kháng sinh tự nhiên, giúp mẹ nhanh lành vết thương. Chữa nứt cổ gà bằng mật ong khá hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến nguồn sữa.

 

Cách Chữa Nứt Cổ Gà Không Ảnh Hưởng Đến Nguồn Sữa Mẹ

       Ngoài ra, mẹ có thể dùng dầu dừa ép lạnh hoặc dầu olive nguyên chất cũng giúp chữa nứt cổ gà hiệu quả.

 

Dùng sữa mẹ

       Sau khi rửa hai núm ti bằng nước muối và lau khô bằng khăn sạch, mẹ thoa vài giọt sữa mẹ lên chỗ núm vú bị nứt liên tục trong vài ngày thì sẽ khỏi bệnh. Đây là cách làm an toàn và đơn giản nhất.

 

       Trước khi nhỏ một vài giọt sữa mẹ lên núm vú, mẹ hãy rửa tay sạch. Chú ý để sữa khô trong không khí trước khi đậy nắp.

 

       Ngoài ra, nếu trẻ bị bệnh tưa miệng thì nên tránh dùng phương pháp này vì nấm men phát triển nhanh chóng trong sữa mẹ. Mẹ luôn rửa sạch sữa mẹ khỏi núm vú sau khi cho trẻ bú.


       Dùng sữa mẹ thoa lên chỗ đau cũng là cách chữa nứt cổ gà hiệu quả


via GIPHY


Miếng dán chuyên dụng

       Mẹ có thể dùng miếng dán chuyên dụng trị nứt cổ gà tại các nhà thuốc để dán lên vết nứt. Đến khi miếng dán bị ẩm hãy thay miếng lót cho con bú. Để hơi ẩm thấm vào núm vú của mẹ có thể làm chậm quá trình lành vết thương. Không dùng những miếng đệm lót làm bằng nhựa cho con bú vì cản trở luồng không khí. Hãy tìm những miếng đệm làm từ 100% cotton.

 

Cách Chữa Nứt Cổ Gà Không Ảnh Hưởng Đến Nguồn Sữa Mẹ


Kem hỗ trợ cải thiện nứt đầu ti

       Để giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, mẹ có thể sử dụng kem hỗ trợ cải thiện nứt đầu ti dành riêng đối với các bà mẹ cho con bú. Mẹ hãy bôi kem vào núm vú sau khi cho con bú. Mẹ không cần phải rửa hoặc vệ sinh núm vú trước khi cho con bú.


Cách Chữa Nứt Cổ Gà Không Ảnh Hưởng Đến Nguồn Sữa Mẹ


 ·       Kem Medela Purelan: Được làm từ nguyên liệu thiên nhiên, không chứa chất bảo quản, là giải pháp điều trị hiệu quả cho đầu ti bị khô, nứt, chảy máu khi phụ nữ mang thai và cho con bú. Bé có thể bú trực tiếp sau khi mẹ thoa kem mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.


Đá lạnh

       Giải pháp chườm lạnh là một cách chữa nứt cổ gà hữu hiệu. Trước khi cho bé bú, mẹ nên áp túi chườm lạnh hoặc túi nước đá lên đầu ti để giảm đau rát.


 Xem thêm: 


- Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh Mẹ Không Đủ Sữa Cho Con (Nhấn vô dòng gạch chân)


- Cấy Que Tránh Thai Uy Tín Ở Quy Nhơn (Nhấn vô dòng gạch chân)



Một số lưu ý khi bị nứt cổ gà

       Nếu bị nứt cổ gà cả 2 bên ngực thì các mẹ nên vắt sữa thường xuyên và cho trẻ bú bình để đảm bảo con vẫn được bú sữa mẹ mà không ảnh hưởng đến quá trình mẹ điều trị.

 

       Nếu các mẹ bỉm sữa chỉ bị nứt cổ gà một bên ngực thì nên cho trẻ bú bên bên ngực không bị nứt.

 

       Mặc áo ngực có chất liệu mềm, thoáng để làm giảm tình trạng cọ xát giữa áo với đầu ti.

 

       Để phòng ngừa bệnh, sau khi điều trị khỏi chứng nứt cổ gà thì mẹ vẫn tiếp tục vắt sữa và thoa đều lên vùng đầu ti để giúp đầu ti mềm tránh bị nứt.

 

       Nếu tình trạng nứt cổ gà vẫn không thuyên giảm sau khi đã áp dụng các phương pháp trên đây thì bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhà để được bác sĩ hỗ trợ tốt nhất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Theo dõi bài đăng của Bs Tân

Liên Hệ Hỗ Trợ

Email: bacsitan.n01@gmail.com

Đội Ngũ Phòng Khám