Bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh và trẻ em nói
chung thường có các triệu chứng đặc trưng như tiêu chảy, chán ăn, trương cứng bụng
và đi ngoài phân chua,... Nếu không phát hiện và xử lý sớm, tình trạng không
dung nạp đường lactose ở trẻ có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác như
thiếu canxi, rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng hoặc thiếu vitamin D.
1. Bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?
Đường lactose thường có mặt chủ yếu trong sữa mẹ, sữa
công thức, phô mai và các chế phẩm từ sữa khác. Khi bị bất dung nạp lactose, trẻ
sẽ không có khả năng hấp thu và tiêu hóa loại đường này do thiếu hụt enzyme
lactase được tiết ra từ vi nhung mao ruột.
Khi đó, đường lactose dư thừa không được phân giải sẽ
đi xuống đại tràng và tương tác với vi khuẩn để trở thành Acid Lactic và Carbon
dioxide. Đây là 2 chất gây ra những triệu chứng tiêu hóa cho trẻ bị bất dung nạp
lactose, như đi phân chua, sôi bụng, biếng ăn hoặc tiêu chảy,...
2. Các dấu hiệu bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh
thường gặp
Khi mắc phải hội chứng không hấp thu đường lactose,
trẻ sơ sinh thường có các biểu hiện đặc trưng dưới đây:
- Khi bú mẹ hoặc uống sữa công thức, trẻ có xu hướng hoảng sợ, lo lắng hoặc quấy khóc.
- Sau khi uống sữa, trẻ thường xuyên bị đầy hơi, bụng trương cứng và nôn trớ.
- Trẻ thường đi ngoài phân lỏng có bọt khí hoặc toàn bằng nước chua.
- Vùng da xung quanh hậu môn của trẻ có dấu hiệu ửng đỏ do bị hăm.
Các bậc phụ huynh cần nắm rõ những dấu hiệu trẻ sơ
sinh không hấp thu sữa được liệt kê ở trên để sớm phát hiện và đưa bé đi khám kịp
thời. Việc điều trị sớm sẽ giúp trẻ ngăn ngừa những triệu chứng ảnh hưởng đến sự
phát triển, đồng thời tìm được chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn.
3. Các dạng bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh
Hiện nay, các nhà khoa học chia tình trạng không
dung nạp đường lactose ở trẻ thành 3 dạng chính dưới đây:
1) Bất dung nạp lactose bẩm sinh: Chiếm tỷ lệ khá thấp,
cứ khoảng 1000 trẻ sinh ra sẽ có 1 bé mắc phải. Bệnh có xu hướng xuất hiện ở trẻ
sinh non do cơ thể dễ thiếu hụt lượng enzyme lactase. Ngoài ra, dạng bất dung nạp
lactose bẩm sinh cũng có thể bắt nguồn từ tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể thể
khiến quá trình sản xuất enzyme phân giải đường bị chặn lại.
2) Bất dung nạp lactose nguyên phát: Thường xuất hiện ở
trẻ đã lớn có chế độ ăn uống thường xuyên thay đổi, bị cắt giảm hoặc không sử dụng
sữa và các chế phẩm từ sữa. Khi bắt đầu dùng trở lại đường lactose sẽ dẫn đến
các triệu chứng bất dung nạp, bởi lúc này cơ thể đã thiếu hụt tương đối lượng
enzyme lactase.
3) Bất dung nạp lactose thứ phát: Dạng này thường xảy
ra sau một đợt tổn thương tại đường ruột do sự tấn công của vi rút và vi khuẩn.
Tuy nhiên, các triệu chứng không hấp thu sữa của trẻ sẽ dần biến mất nếu các vấn
đề tiêu hóa được giải quyết. Trái lại, nếu hệ tiêu hóa không thể hồi phục và trẻ
tiếp tục có triệu chứng tiêu chảy sẽ khiến nồng độ enzyme phân giải đường bị giảm
sút trầm trọng.
Xem thêm:
- Làm Thế Nào Khi Trẻ Phân Bọt Xanh Lỏng (Nhấn vô dòng gạch chân)
- Cấy Que Tránh Thai Uy Tín Ở Quy Nhơn (Nhấn vô dòng gạch chân)
4. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bất dung nạp
lactose ở trẻ sơ sinh
Bên cạnh lý do chính là sự thiếu hụt enzyme lactase,
một số yếu tố dưới đây cũng góp phần dẫn đến tình trạng bất dung nạp đường
lactose ở trẻ:
- Trẻ bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa gây cản trở quá trình phân giải đường, chẳng hạn như chấn thương ruột non, viêm ruột, bệnh Crohn, bệnh Celiac,...
- Trẻ bị thiếu hụt nồng độ enzyme lactase trong kỳ tam cá nguyệt thứ 3 do sinh non.
- Tác dụng phụ của một số liệu pháp chữa ung thư, chẳng hạn như hóa trị hoặc xạ trị.
5. Làm thế nào để điều trị bất dung nạp lactose ở trẻ
sơ sinh?
Để chẩn đoán chính xác tình trạng không dung nạp với
lactose ở trẻ, bác sĩ sẽ khai thác toàn bộ bệnh sử và theo dõi những biểu hiện
lâm sàng. Qua một số chỉ định xét nghiệm, chẳng hạn test lactose, test axit
trong phân hoặc xét nghiệm khí Hydro trong hơi thở, bác sĩ sẽ biết được khả năng
hấp thu đường lactose của trẻ. Khi xác định cụ thể bệnh, một số biện pháp dưới
đây có thể được khuyến nghị áp dụng:
Tránh tiếp tục cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiêu thụ
các sản phẩm chứa đường lactose nhằm phòng ngừa những triệu chứng tiêu hóa diễn
tiến trầm trọng hơn.
Đối với trẻ lớn hơn không nhất thiết phải kiêng hoàn
toàn đường lactose. Tốt nhất, phụ huynh nên bổ sung lượng đường phù hợp cho trẻ
trong chế độ ăn uống theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ. Giới hạn đường lactose mà
trẻ lớn có thể tiêu thụ sẽ dựa trên những biểu hiện bất dung nạp đường đã xuất
hiện.
Sử dụng một số nguồn thực phẩm thay thế sữa giúp
cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, chẳng hạn như thực
phẩm giàu canxi (cá, súp lơ, tôm, rau xanh,...).
Cho trẻ uống enzyme lactase để cải thiện tình trạng
bất dung nạp đường lactose.
Lập cho trẻ thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
Cho trẻ khám sức khỏe định kỳ để cập nhật tình trạng
bất dung nạp lactose.
Trẻ sơ sinh nhìn chung dễ gặp bệnh về đường hô hấp,
các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm
hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha
mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được)
và tiêm vắc-xin đúng lịch. Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, mệt
mỏi, quấy khóc thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư
vấn theo dõi và điều trị.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét