Tắc tia sữa
là hiện tượng phổ biến đối với những bà mẹ sau sinh, nhất là những người lần đầu
làm mẹ. Khi bị tắc tia sữa các mẹ đừng nên chủ quan nhé. Vì nó có thể gây ra
các bệnh như viêm tuyến vú, áp xe, u xơ tuyến vú, …. Vậy mẹ bị tắc tia sữa phải
làm sao? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tắc tia sữa
qua bài viết dưới đây nhé.
Tình trạng tắc
tia sữa ở các mẹ sau sinh khá phổ biến. Nó không chỉ khiến mẹ căng tức, đau
vùng ngực mà còn có thể dẫn đến viêm tuyến vú, áp xe vú, u xơ tuyên vú nếu như
không được chữa trị kịp thời. “Mẹ bị tắc tia sữa phải làm sao?” là câu hỏi cũng
như băn khoăn của hầu hết các mẹ sau sinh khi gặp phải tình trạng này. Sự căng
thẳng không chỉ dừng lại ở đau đớn trên cơ thể mẹ, mà còn nỗi lo khi con không
đủ sữa bú hay thậm chí là không có sữa để bú.
Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa?
Theo các
chuyên gia và bác sỹ cho biết có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc
tia sữa ở mẹ như:
️🔅 Người mẹ
không cho trẻ bú sớm và thường xuyên vì sợ ngực sẽ xấu đi.
️🔅 Cho con bú
khi đầu vú và bàn tay không vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập
từ ngoài vào ống dẫn sữa thông qua đầu vú. Hệ thống ống dẫn sữa nhiễm khuẩn sẽ
bị nhỏ hẹp gây cản trở sữa thoát ra ngoài.
️🔅 Những sản phụ
có đầu ti bị kéo vào trong hoặc bằng phẳng, quá to, biến dạng khiến bé bú khó
khăn nên bé sẽ cắn nứt đầu ti, hình thành nên những vết thương nhỏ và loét. Dần
dần dưới động tác mút sữa của bé, đầu ti của sản phụ sẽ nứt rộng hơn hoặc sữa
không thông nhưng con vẫn cứ bú, nhai đi nhai lại, gây tổn thương.
️🔅 Sản phụ bị
căng thẳng tinh thần trong thời kỳ cho con bú hoặc chế độ dinh dưỡng cho người
mẹ chưa hợp lý cũng làm tăng nguy cơ tắc tia sữa
Làm thế nào để nhận biết mẹ bị tắc tia sữa?
Tắc tia sữa
hình thành theo từng giai đoạn, mẹ hoàn toàn có thể nhận biết sớm tình trạng
này qua các triệu chứng của từng giai đoạn như sau:
– Giai đoạn
1: Bầu ngực của mẹ căng, cứng và cảm thấy đau tức bất thường. Khi bé bú mẹ, sữa
không ra được hoặc ra theo từng giọt rất ít, đầu ti mẹ thấy đau.
– Giai đoạn
2: Bầu ngực vẫn cứng và bắt đầu xuất hiện một số cục, mẹ có thể cảm nhận được
khi dùng tay xoa nhẹ vào bầu vú. Phần lớn mẹ đến giai đoạn 2 đều bị sốt, đầu ti
ửng đỏ. Nếu không chữa trị kịp thời, mẹ có thể chuyển sang bị viêm tuyến vú.
– Giai đoạn
3: Các cục cứng ở bầu ngực không mất đi, mẹ vẫn sốt cao và đầu ti vẫn đỏ. Khi
dùng tay bóp vào bầu ngực thấy có mủ rỉ ra.
– Giai đoạn
4: Mẹ chuyển sang bị áp xe vú, tuy nhiên chưa thực sự nặng. Các triệu chứng của
tắc tia sữa giai đoạn 3 vẫn tiếp diễn với mức độ ngày một nặng hơn.
– Giai đoạn 5: Triệu chứng giống như giai đoạn 4 nhưng do đã áp xe lâu ngày nên cách khắc phục rất khó khăn, buộc phải chích.
️Xem thêm:
- Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh Mẹ Không Đủ Sữa Cho Con (Nhấn vô dòng gạch chân)
- Cấy Que Tránh Thai Uy Tín Ở Quy Nhơn (Nhấn vô dòng gạch chân)
Giải pháp khắc phục tình trạng tắc tia sữa.
Tùy theo mức
độ bệnh cũng như thể trạng của mẹ, sẽ có nhiều hướng chữa trị phù hợp. Một số
cách sau đây có thể giúp mẹ khắc phục tình trạng tắc tia sữa tại nhà.
✔ Mát xa bầu ngực nhẹ nhàng làm tan cục sữa đông bên trong ngực: Massage nhẹ nhàng đầu vú, dùng 2 tay ép chặt bầu vú bị tắc vào ngực kết hợp day đều từ đầu vú đến vùng ngực căng tức và ngược lại. Làm liên tục 10-20 lần, sau đó nặn sữa ra.
✔ Chườm nóng: Mẹ có thể dùng khăn xô ấm đắp lên vùng ngực giúp làm tan các cục sữa đông.
✔ Vắt sữa thừa
bằng tay hoặc dùng máy hút sữa: Áp dụng với những trường hợp tắc ngay gần đầu
vú và mới bị tắc tia sữa
✔ Luôn giữ tâm
trạng vui vẻ, thoải mái, dinh dưỡng hợp lý.
Để chữa tắc
tia sữa, ngoài những phương pháp trên các mẹ cũng có thể tìm đến Dịch vụ thông
tắc tia sữa tại nhà. Để đảm bảo sự an toàn cho sức khoẻ của mẹ và đảm bảo về
nguồn sữa mẹ chất lượng nhất cho bé.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét