Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022

Hướng Dẫn Xử Lý Bé Đi Ngoài Phân Nhầy Máu

 

       Các ca bệnh trẻ đi ngoài ra máu nhầy thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhiều nguyên nhân khiến bé đi ngoài có sợi máu không nghiêm trọng, nhưng một số trường hợp lại rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của trẻ.

 

Trẻ đi ngoài ra máu cần được phát hiện sớm

 

Trẻ đi ngoài ra máu nhầy

       Do đó, các mẹ cần quan sát thật kỹ màu sắc của phân cũng như lượng máu nhầy cùng các triệu chứng đi kèm để xác định nguyên nhân, từ đó có phương án điều trị phù hợp cho bé.

1. Làm sao để biết phân trẻ có máu không?

       Các mẹ cần biết máu trong phân bao gồm các loại sau: phân có màu đỏ, phân có máu tươi, phân có sợi màu đen, hoặc phân nhầy màu hồng. Trước tiên, các mẹ phải bình tĩnh quan sát để xác định xem có phải phân của bé chứa máu và chất nhầy không.

 

Tại sao lại như vậy?

 

       Bởi khi bé ăn thức ăn màu đỏ như dưa hấu, si rô hay củ dền… nếu hệ tiêu hóa không tiêu hóa hết thì phân của bé sẽ có màu đỏ.

 

phân trẻ nhầy máu




       Tương tự, nếu bé ăn chocolate thì phân của bé cũng có thể có màu đen. Hoặc khi uống sắt và một số loại thuốc kháng sinh cũng khiến phân có màu đỏ.

 

2. Vì sao trẻ đi ngoài ra máu nhầy?

       Trong số rất nhiều nguyên nhân, có 5 lý do chính gây ra tình trạng đi cầu ra máu và chất nhầy ở trẻ, đó là:

 

1. Nứt hậu môn khiến bé đi ngoài có nhầy máu

       Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định, kết hợp với các lớp niêm mạc ở vùng hậu môn của bé mỏng và dễ bị tổn thương nên có thể xuất hiện vết nứt.

 

phân trẻ nhầy máu



       Chỉ cần xuất hiện vết nứt ở niêm mạc trong hậu môn cũng có thể khiến bé đi ngoài ra máu kèm theo dịch nhầy. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất khi các vết nứt hậu môn khỏi.

 

2. Đi ngoài nhầy máu do trùng tiêu hóa

       Có rất nhiều các bệnh nhiễm trùng tiêu hóa có thể khiến bé đi ngoài ra máu có dịch nhầy. Nếu máu đi kèm với tiêu chảy, thì đây triệu chứng của nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn salmonella, shigella hoặc campylobacter.

 

phân trẻ nhầy máu



       Trong khi đó, vi khuẩn streptococcus có thể lây lan vào lớp mô quanh hậu môn, gây viêm và nứt rách.

 

3. Viêm đại tràng

       Nguyên nhân tiếp theo khiến bé đi ngoài ra máu nhầy có thể là do viêm loét đại tràng. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy dinh dưỡng, tắc nghẽn đường ruột, viêm mắt, viêm khớp, viêm da…

 

phân trẻ nhầy máu


       Bên cạnh đó, nguyên nhân bé đi ngoài có sợi máu có thể là do bị viêm ruột hoại tử. Đây là trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thường xảy ra ở trẻ sinh non vì hệ miễn dịch của bé rất kém, các cơ quan trong cơ thể dễ bị nhiễm trùng.

 

4. Viêm ruột già khiến trẻ đi ngoài ra máu nhầy

       Trong nhiều trường hợp, trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy có thể do viêm ruột già nên ba mẹ không nên chủ quan

 

5. Dị ứng thực phẩm khiến phân trẻ nhầy máu cá

       Dị ứng thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng đi ngoài ra máu nhầy ở trẻ em.

 

       Nếu trẻ đi ngoài ra máu nhầy nhưng vẫn khỏe mạnh và phát triển tốt thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng tốt nhất bố mẹ vẫn nên đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách.

 

- Làm Thế Nào Khi Trẻ Đi Phân Bọt Xanh Lỏng ( nhấn vô dòng gạch chân)

 

3. Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu nhầy có nguy hiểm không?

       Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy thường xuất hiện dưới 2 dạng: các đốm máu, vệt dài máu hoặc máu hòa lẫn với phân. Do vậy, bố mẹ cần kiểm tra mức độ chảy máu trong phân để xác định đúng tình trạng của bé, bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.

 

phân trẻ nhầy máu

– Trường hợp trẻ đi ngoài ra dịch nhầy có máu nhưng lượng máu cùng chất nhầy rất ít thì có nghĩa là chỉ ở mức độ nhẹ. Lúc này, bé vẫn hoạt động bình thường, khỏe mạnh, da hồng hào…

 

– Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu liên tục với số lượng nhiều, phân chỉ toàn máu và không cầm được máu, da nhợt nhạt, kèm theo dấu hiệu vật vã, mệt mỏi… thì đây là ở mức độ nặng. Bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được bác sĩ cầm máu và điều trị kịp thời.

 

khám cho trẻ

       Nếu bé đi ngoài ra máu và chất nhầy liên tục, bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ

 

       Ngoài ra, các mẹ cũng cần nắm rõ các dấu hiệu đi kèm với tình trạng đi ngoài có chất nhầy và máu. Điều này sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh và dễ dàng hơn. Một số biểu cần chú ý là, trẻ đi ngoài máu kèm theo đau bụng, nôn trớ…

 

4. Cách chữa trẻ đi ngoài ra máu

       Điều đầu tiên các mẹ nên làm đó là đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân khiến trẻ đi cầu ra máu nhầy.

 

       Qua kết quả khám và xét nghiệm, bác sĩ cho bạn lời khuyên tốt nhất để chăm sóc bé:

 

– Cho bé bú sữa mẹ là cách tốt nhất để đường tiêu hóa hoạt động bình thường, giúp hệ miễn dịch được nâng cao.

 

phân trẻ nhầy máu

– Kiểm tra lại thức ăn, đồ uống hoặc các loại thuốc của bé.

 

– Uống thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân đi ngoài ra máu và chất nhầy là do nhiễm vi khuẩn.

 

– Nếu trẻ đi ngoài có máu và chất nhầy kèm với dấu hiệu sốt cao, mất nước hoặc máu chảy nhiều thì phải đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

 

5. Trẻ đi ngoài ra máu uống thuốc gì?

       Đây chắc là thắc mắc của rất nhiều bố mẹ khi thấy trẻ đi ngoài phân nhầy có máu. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý, tuyệt đối không tự ý mua thuốc cầm tiêu chảy, thuốc cầm máu hay bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào về cho bé uống khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

 

phân trẻ nhầy máu

       Trẻ đi ngoài có chất nhày và máu , Tránh tùy tiện cho trẻ dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sỹ

 Xem thêm:


- Nguyên Nhân Và Giải Pháp Bé Ăn Hoài Không Lớn (nhấn vô dòng gạch chân)


- Cấy Que Tránh Thai Uy Tín Ở Quy Nhơn (nhấn vô dòng gạch chân)


6. Cách phòng ngừa trẻ đi ngoài nhầy máu

       Để giảm thiểu nguy cơ trẻ đi ngoài ra máu nhầy, BS. Tân có đưa ra những lời khuyên sau đây:

 

– Cho bé ăn nhiều chất xơ, thêm nhiều rau xanh vào khẩu phần ăn của bé.

 

– Khuyến khích trẻ tăng cường vận động thể chất để kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa.

 

trẻ vận động

– Cho bé uống nhiều nước lọc, nước hoa quả; không cho bé uống cà phê hoặc trà vì sẽ làm cơ thể trẻ mất nước.

 

– Không để bé nín nhịn đi tiêu, vì nếu tình trạng kéo dài sẽ dễ mắc bệnh lý đường ruột, gây đi ngoài ra máu.

 

– Hướng dẫn bé giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh khi ăn uống để tránh nhiễm các vi khuẩn đường ruột.

 

– Không nên cho bé ăn các thức ăn đường phố vì chứa rất nhiều vi khuẩn.

 

        Ngoài ra, do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân sống, đầy bụng, khó tiêu…

 

       Do đó, các mẹ nên bổ sung men vi sinh để cung cấp các lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện hệ thống tiêu hoá.

 

Kết luận: Tình trạng trẻ đi ngoài ra máu nhầy có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Hy vọng rằng, với những thông tin BS Tân chia sẻ ở trên, các mẹ đã hiểu hơn về vấn đề bé đi ngoài ra máu và chất nhầy để biết nên làm gì tốt nhất cho con.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Theo dõi bài đăng của Bs Tân

Liên Hệ Hỗ Trợ

Email: bacsitan.n01@gmail.com

Đội Ngũ Phòng Khám