Một trong các tai nạn thường gặp của trẻ nhỏ trong gia đình đó chính là bỏng. Bỏng trong gia đình có nhiều nguyên nhân: bỏng nước sôi, bỏng lửa, bỏng điện,… và chúng ta có nguyên tắc xử lý tương đối giống nhau giữa các loại bỏng này. Cùng chia sẻ những nội dung này trong bài viết hôm nay
Những điều đầu tiên cần làm:
Nguyên tắc đầu tiên trong xử lý tất cả các tai nạn là gia đình phải thật sự bình tĩnh, nếu như hoảng loạn, mất bình tĩnh trong thời điểm này có thể gây hậu quả tai hại về sau, giống như xử lý không đúng, không kịp thời, thậm chí có thể gây ra tình trạng nặng nề hơn cho vấn đề em bé. Nên đầu tiên phải nhớ là phải thật sự bình tĩnh
Sau đó ngay lập tức nhất em bé, cách ly em bé khỏi nguồn lây bỏng, ví dụ : cách ly em bé khỏi chỗ nước sôi đó, khỏi đống lửa đó, điện hay ống bô,….
Việc tiếp theo cực kỳ quan trọng và đây là chìa khóa giúp cho cái tổn thương bỏng nhanh lành không? Ít sẹo không? Bé có ít đau không? Chính là bước này.
Đó là “sối nước liên tục”, nước ở đây là “nước mát”, không cần nước sôi để nguội.
Thời gian là 15 => 30 phút. Tại sao phải sối lâu như vậy? => việc sối vậy thì liên tục thay lượng nước mới và duy trì nhiệt độ lạnh để tổn thương bỏng khu trú lại, nó tránh phát sinh tổn thương sâu của nhiệt gây ra.
Bố mẹ đưa vùng tổn thương (bỏng) xuống dưới vòi nước và giữ liên tục ở đó 10-15 phút. Có thể đến lúc mà em bé “nín khóc”. tại sao như thế? Vì bỏng => đau. Và khi em bé nín khóc thì nó đã đỡ đau nhiều rồi => đó là thời điểm phù hợp để nhất bé ra khỏi dòng nước
Mẹ chú ý: nếu mà bỏng nước sôi => đừng vội lột đồ bé ra, vì thời điểm đó có thể lột luôn da của em bé => điều này cực kỳ nguy hiểm => rất “phức tạp” về vấn đề xử lý phía sau.
Nên để nguyên quần áo, sối nước thẳng vào quần áo => đến lúc mọi thứ ổn định, em bé đỡ đau rồi thì chúng ta không phải cởi quần áo, chúng ta dùng kéo cắt từng phần và chúng ta kiểm tra xem nó có dính theo da không.
Nếu không thì chúng ta mới mở, còn nếu dính thì đừng vội mà cứ tiếp tục sối nước => tách hoàn toàn ra. Đừng tiếc cái áo, cái quần mà nên dùng kéo cắt ra, hành động cởi áo, cởi quần thì chúng ta không thể quan sát được dính giữa vải và da bé. Nên khi cắt ra chúng ta sẽ quan sát kỹ để có thể đảm bảo da bé ở trong trạng thái "an toàn nhất"
Điều cần làm tiếp theo:
Sau khi sối nước thì điều tiếp theo cần làm là gì? Thì chúng ta tùy vào tình hình thực tế, lúc đó chúng ta mới đánh giá mức độ bỏng bé tới đâu thì chúng ta mới có hướng điều trị tiếp theo.
Bỏng thì chia làm 03 độ và độ mẹ có thể xử lý tại nhà là: vết bỏng chỉ sưng đỏ lên thôi, mình không nhìn rõ tổn thương da, nếu có thì nó nông => mẹ có thể xử lý tại nhà.
Nếu có tổn thương:
- Da sâu
- Vết bỏng rộng
- Ở những vị trí khớp: khuỷu tay, khớp vai, đầu gối,… hay phần lưng, là nơi co giãn liên tục thì mẹ nên cho đi bệnh viện để đánh giá.
Mẹ chỉ xử lý tại nhà với vết bỏng trẻ nông,vị trí ít di động
Tiếp theo: ta có thể bôi lên vết bỏng mỡ kháng sinh, sul bạc, lô hội ( kem chiết suất, hay phần lô hội tươi tách phần nhựa) áp lên giúp cho bé dễ chịu và da nhanh lành hơn, hay kem đặc trị thì chúng ta cũng có thể dùng
Chăm sóc vết bỏng của trẻ :
Hằng ngày chúng ta rửa nước muối sinh lý sau đó thấm khô bằng “gạc vô trùng” , vì nếu thấm khô bằng bông => sẽ để lại vụng bông.
Sau đó bôi thuốc: những thuốc bs Tân đã đề cập phía trước hoặc những thuốc mà mẹ được kê đơn => sau đó băng lại với gạc vô trùng.
Mức độ băng thì quấn chặt tay một chút nhưng ở vị trí quấn được, chứ ở cổ đương nhiên là quấn không được rồi. Quấn để làm gì? => chúng ta ép để đỡ bị sưng, bị phù nề, giúp bé đỡ đau, đỡ chạm phải => gây nhiễm trùng về sau.
Nếu đau nhiều, rát khó chịu thì mẹ có thể dùng thuốc giảm đau Paracetamol với liều lượng 10-15mg/ kg. Dùng mỗi ngày tối đa 04 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 06 tiếng, đường dùng là: uống hoặc đặt hậu môn. Dạng viên hay siro thì là paracetamol cả, và mẹ lưu ý điều này
Phải làm gì với bọng nước?
Cái mụn nước trong bỏng trẻ là một phản xạ có ích của cơ thể để giúp cho bảo vệ vùng da non mới phát sinh, giúp giảm nhiệt vùng mô đó và nhiều chức năng khác nữa. Thế nên chúng ta phải bảo vệ cái mụn nước này
Tuyệt đối không chọc thủng nó (bọng nước) với bất kỳ mục đích nào. Chúng ta vẫn vệ sinh bình thường, vẫn bôi thuốc cái bọng nước đó bình thường và vùng da tổn thương xung quanh bình thường => sau đó băng ép bình thường .
Băng ép làm sao đừng để vỡ bọng nước đó. Để nó vỡ tự nhiên, và lúc đó nó hoàn thành sứ mệnh của nó, và lúc này giải phóng dịch bên trong ra. Sau đó ta tiếp tục chăm sóc bình thường => bé hồi tục hoàn toàn
Xem thêm :
- Hướng dẫn mẹ xử trí khi trẻ té đập đầu nền cứng (nhấn vào dòng gạch chân)
- Cấy Que Tránh Thai Ở Quy Nhơn (nhấn vào dòng gạch chân)
Những điều không được làm :
Không dùng nước đá, Bs tân nhắc lại là nước mát, nước lã chứ không phải nước đá. Bởi vì nước đá quá lạnh sẽ khiến cho bé bị “bỏng lạnh” và trong khi da bé bị tổn thương, nó đã bị bỏng nhiệt rồi nó lại bị bỏng lạnh nữa thì khả năng hồi phục sẽ giảm đi rất nhiều => để lại di chứng. Thành ra không được dùng nước đá
Không bôi những thứ linh tinh lên đó. Theo “kinh nghiệm dân gian” chúng ta sẽ bôi:
- Lòng trắng trứng
- Mẻ
- Dầu hỏa,….
Bs Tân khuyên mẹ là đừng bôi những thứ đó, bởi vì những cái đó rất nhiều vi khuẩn và có thể gây cho tình trạng nặng nề cho vùng bỏng
Vùng bỏng mất đi lớp biểu bì bảo vệ da rồi thì nó không thể chống đỡ được vi khuẩn trong các loại đó
Không bôi kem đánh răng trừ trường hợp bỏng acid, cái trường hợp này không đề cập
Bé bỏng thường là bỏng nhiệt thôi, bỏng nước sôi, bỏng lửa, bỏng điện thì chúng ta tuyệt đối không bôi kem đánh răng
Trong dân gian thì có truyền rất nhiều mẹo, bôi cái này bôi cái kia thì lời khuyên của Bs Tân là không nên áp dụng khi không chắc cái đó có an toàn cho bé hay không? Và những cái bác sĩ Tân đã đề cập ở phía trước thì nó cũng khá là dễ dàng có trong gia đình. Thành ra là nên sử dụng những loại mà khoa học chứng minh là an toàn cho bé
Không nên lột quần áo bé khi mà bé bị bỏng nhiệt, thì Bs Tân đã nói về vấn đề này rồi. Mẹ chỉ cởi quần áo bé khi bé bị bỏng lửa, tức quần áo đang cháy âm ỉ thì ta phải cởi rất nhanh chứ không bé tiếp tục bỏng. Còn nếu bỏng nước sôi thì chúng ta mang cả quần áo đó xuống nước luôn. Có thể bật vòi sen sối liên tục 15-30 phút như Bs Tân đã đề cập
Không chọc vỡ các bọng nước, vì các bọng nước đó là phương tiện bảo vệ mà Bs Tân đã đề cập ở phía trước, hãy để bọng nước đó tự vỡ khi nó hoàn thành sứ mệnh của mình
0 nhận xét:
Đăng nhận xét