Thứ Năm, 1 tháng 4, 2021

Những Quan Niệm Cần Thay Đổi Về Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh

       Có rất nhiều điều trước đây nó là đúng đắn, nhưng hiện tại khi khoa học kỹ thuật phát triển thì những điều đó không còn đúng nữa. Đặc biệt trong việc chăm sóc trẻ con, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.

       Thực ra đã có quá nhiều điều thay đổi so với thời ông bà, thời bố mẹ của chúng ta trước đây so với thời chúng ta bây giờ. Và kể cả sau này khi con cái của chúng ta lớn lên, sẽ có rất nhiều điều sẽ thay đổi nữa, và trong bài viết hôm nay thì Bs Tân sẽ cùng bạn chia sẻ về 10 điều thì ngày xưa thì đúng còn bây giờ thì quá sai về chăm sóc trẻ sơ sinh

 

chăm con sau sinh

1. nằm than

       Đầu tiên là “nằm than” : tại sao điều này ngày xưa là đúng? Trước đây thì không có lò sưởi, thời tiết ngày xưa thì lạnh không kém gì bây giờ, lại không có lò sưởi, nhà không được kín “nhà tranh vách đất” hở gió đủ thứ, nhiễm lạnh.

       Sản phụ mới sinh cơ thể yếu ớt, em bé ra đời rất là mong manh, vì thế rất là dễ nhiễm lạnh. Các ông bà ngày xưa dùng thang như là một cách để ủ ấm, để giữ cho nhiệt độ ổn định để tối ưu cho cả mẹ và con.

 

Nhưng tại sao bây giờ không còn đúng nữa?

 

- Thứ nhất: nhà cửa bây giờ đã kiên cố, ấm hơn ngày xưa rất là nhiều

- Thứ hai: bây giờ đã có lò sưởi hay điều hòa 2 chiều

- Thứ ba: nhà kín, hay khí CO là khí mà khi đốt than sinh ra. Nó không thoát đi được => quay lại đầu độc chính bà mẹ và em bé. Đã có rất nhiều trường hợp “tai nạn” thương tâm xảy ra khi cả mẹ và bé đều bị ngộ độc khí CO, gây ra hậu quả rất là đáng tiếc.


có nên nằm than sau sinh


       Vì thế cho nên là bây giờ đừng nằm than nữa, nếu như lạnh thì dùng lò sưởi, quạt sưởi, điều hòa 2 chiều. 

       Mà quan điểm về lạnh hiện tại cũng đã thay đổi. Em bé sợ nóng và sợ lạnh là như nhau chứ không phải giữ ấm là tốt mà việc cho em bé mát mẽ cũng vô cùng quan trọng. 

       Vì vậy gia đình nào còn giữ quan điểm sau sinh nằm than thì lời khuyên của Bs Tân là không nên vì không còn đúng vào thời điểm này nữa

 

2.Tuyệt đối yên tĩnh và tối


       Rất nhiều ông bà bố mẹ tin rằng trẻ con cần tuyệt đối yên tĩnh, tuyệt đối không có ánh sáng thì mới ngủ ngon được. Điều này cũng đúng, tuy nhiên với một số em bé thôi, còn phần lớn trẻ sơ sinh thì không cần điều đó.

       Chỉ cần không quá ồn, không quá sáng. Có nghĩa là sinh hoạt bình thường của gia đình: mọi người đi lại, nói chuyện rì rầm, tiếng quạt trần, một vài tiếng xe nhỏ,… ánh sáng thì không cần phải quá tối mà em bé ngủ ngon thì cứ để bé ngủ trong môi trường đó.

       Còn như chúng ta để bé ngay từ sinh ra đã quen với sự yên tĩnh, sự tối tăm thì em bé sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng, rất nhạy cảm với tiếng động và sau này rất là khó khăn trong việc khiến cho em bé ngủ ngon. 


bé sơ sinh yên tĩnh


       Vì vậy khi em bé chào đời hãy để cho em bé làm quen với ánh sáng, với tiếng động. Nếu như em bé vẫn ngủ bình thường thì rất là tốt. Còn nếu bé tỏ ra khó chịu thì chúng ta giảm từ từ, chúng ta giảm thấp tiếng ồn xuống, thấp ánh sáng xuống. Đương nhiên cũng phải để bé biết ngày đêm rõ ràng. Chứ không bé lẫn lộn ngày đêm. Buổi tối tắt điện là đúng rồi.

       Giảm dần ánh sáng và âm thanh => mức em bé chấp nhận được, chúng ta duy trì mức đó là phù hợp nhất. Chứ đừng tạo cho em bé có thói quen là ngay từ khi sinh ra đã quen với môi trường không có ánh sáng, âm thanh rất là hạn chế => khiến nó rất “nhạy cảm” và sẽ rất là khó khăn

 

3.Nhỏ sữa vào mắt hay vào tai bé


       Không có gì phải bàn cãi về sự tuyệt vời của sữa mẹ, đây là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho bất kỳ một em bé nào. Nó tốt hơn rất nhiều so với sữa công thức. Tuy nhiên sữa mẹ là “thức ăn” nó không phải là vị thuốc để nhỏ vào trong mắt hay vào tai của bé nhằm chữa đau mắt hay chữa đau tai,…

       Bs Tân không hiểu là tại sao lại có tư duy tin vào điều này, và có rất nhiều trường hợp em bé gặp các biến chứng rất là khó lường khi mà mẹ hay là bà nhỏ sữa mẹ vào trong mắt hay trong tai của bé


nhỏ sữa vào mắt bé


       Nếu như các bạn đang nghĩ về điều này hay đã từng làm điều này thì hãy bỏ đi. Nếu từng làm mà không xảy ra vấn đề gì thì đó là sự “may mắn” chứ đó không phải là tác dụng của sữa mẹ

       Nhỏ mắt hay nhỏ tai thì đều có sản phẩm phù hợp. Tốt nhất là thông qua cái sự tư vấn của Bác sĩ để có sự điều trị phù hợp chứ đừng nghe lời đồn, hay đừng làm theo kinh nghiệm ngày xưa, đặc biệt là vị trí nhạy cảm như là mắt, đừng nhỏ linh tinh vào đấy, nhỏ bất kỳ gì vào đấy cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ

4.Rơ lưỡi bằng mật ong

       Các bà ngày xưa hay dùng mật ong, rau ngót để rơ lưỡi. Điều này không còn đúng nữa, đặc biệt là mật ong. Mật ong sẽ không dành cho trẻ dưới 1 tuổi, cho dù mật ong để rơ lưỡi, hay mật ong để chưng với húng chanh để cho em bé uống chữa ho đều không dành cho bé dưới 01 tuổi. Vì trong mật ong có một loại Vi Khuẩn có thể gây ngộ độc cho đường tiêu hóa yếu ớt của bé dưới 01 tuổi

Vậy làm sao giữ cho lưỡi bé sạch sẽ với bé dưới 01 tuổi?

       Việc rơ lưỡi không phải là việc bắt buột và không cần thiết phải làm ngày một, lúc nào cảm thấy bẩn hay cặn nhiều quá => gây khó khăn cho bé bú => nghỉ việc rơ lưỡi còn không thì thôi 


rơ lưỡi bé bằng mật ong


Rơ bằng gì?

       Có thể rơ bằng nước muối sinh lý, dung dịch chuyên dụng với khăn lau chuyên dụng người ta làm để mục đích rơ lưỡi cho trẻ. 

       Ta sử dụng sản phẩm đó để đảm bảo an toàn, hiệu quả chứ không nên làm theo “kinh nghiệm” ngày xưa, điều đó có thể gây ra những cái như: ngộ độc và khó chịu cho em bé, kể cả là mật ong hay rau ngót cũng thế. 

       Rau ngót còn có thể được, nhưng phải đảm bảo rau ngót “sạch” (rau ngót vườn nhà chẳng hạn) không có thuốc. Chứ mua rau ngoài chợ lỡ may nó có thuốc mà rơ cho em bé thì thật sự là “lợi bất cập hại”.

5.Tắm mỗi ngày

       Trẻ sơ sinh thì không nhất thiết phải tắm ngày một, chúng ta hoàn toàn có thể tắm một tuần từ 02-03 lần, tuy nhiên việc tắm ngày một cũng không có gì là xấu cả, mẹ hoàn toàn có thể tắm bé ngày một lần hoặc tuần 02-03 lần tùy vào điều kiện

       Tại sao như vậy? 

       Bởi vì trẻ sơ sinh nó không hoạt động nhiều như người lớn và nó không bẩn nhanh như người lớn, nhưng mà tắm giúp cho em bé tiếp xúc với nước. Nước là môi trường nguyên bản khi bé nằm trong bụng mẹ, nên khi tiếp xúc với nước giúp cho em bé “thoải mái và dễ chịu”


tắm trẻ sơ sinh


       Với em bé dưới 03 tháng thời gian tắm nên dưới 05 phút, còn bé trên 03 tháng thì ta có thể kéo dài thời gian tắm trên 10 phút để bé chơi với nước nhiều hơn

       Thông điệp ở đây là gì? Tắm ngày một là tốt nhưng đó không phải điều bắt buộc và tùy điều kiện, hoàn cảnh ,thời tiết mà chúng ta có thể tắm em bé một tuần từ 2-3-7 lần

6.Cho bé nhún trên lòng sẽ gây chân vòng kiềng

        Một số mẹ và bà thì lo lắng, nếu mà để cho em bé nhún trên lòng sẽ gây vòng kiềng. => điều đó không đúng

Vì sao? 

       Việc nhún đó không thể khiến cho em bé cong xương được. Với sức nặng của em bé mà nó nhún như thế không bao giờ gây biến dạng về xương

       Chính hành động đó sẽ gây kích thích cho em bé phát triển về cảm xúc,  vận động, phát triển về xương về cơ của em bé => nếu em bé nhún sớm rất là tốt và phát triển tốt về mặt vận động (dấu hiệu rất là tích cực)

7.Bú theo thời gian biểu

        Bs Tân nhận được rất nhiều câu hỏi về “thời gian biểu” cho bé: “mấy giờ thì bú?”, “mấy giờ thì ngủ?”, “mấy giờ thì chơi?”.

       Tuy nhiên chúng ta là con người, không phải là máy, cứ đến giờ đó là “rụp”, “rụp”,… đặc biệt là trẻ sơ sinh, khi mà cái lịch trình cơ thể của nó rất không ổn định, cơ thể phát triển liên tục, cái tâm sinh lý thay đổi liên tục, nên tốt nhất:


bú theo thời gian biểu


       Bú: chúng ta cho bú theo nhu cầu của bé, và chúng ta sẽ học, quan sát dấu hiệu khi mà bé muốn bú, và những dấu hiệu này thì bs Tân sẽ trình bày trong một bài viết riêng, vì tương đối dài, chúng ta không thể nói ở đây được. 

       Nhưng mà ý ở đây là chúng ta không phải thiết lập một thời gian biểu cứng nhắt, đến giờ đó phải bú mặc dù chưa muốn bú, chưa đến giờ thì không cho bú gì cả mặc dù con đã đói => chúng ta cần “điều chỉnh” tốt nhất là theo nhu cầu của bé thì sẽ tốt hơn như là đưa ra một cái lịch như máy

8.Nắn chân cho thẳng

       Rất nhiều mẹ thích nắn chân cho bé, bóp bóp => với mong muốn chân bé sẽ dài và thẳng. Thì Bs Tân xin thưa là động tác đó không giúp cho chân dài hay thẳng đâu ạ. 

       Nó không thể có tác dụng đó, tuy nhiên nếu mẹ làm nhẹ nhàng thì cũng không có vấn đề gì cả. Nó sẽ giúp cho em bé thư giãn thoải mái, mẹ và con vui vẻ kết nối với nhau nhiều hơn. 


nắn chân bé cho thẳng


       Chỉ chú ý là lực vừa phải vì cái chân của bé rất là nhỏ, yếu, mềm so với chân người lớn. Và cũng có trường hợp bà nắn mạnh quá làm gãy cả chân cháu nên đặc biệt lưu ý điều này, nó không xấu nhưng nó không có tác dụng giống như các bà, các mẹ mong muốn đâu nên cần đặc biệt chú ý “cái lực nắn” của mình

Xem thêm:


            - Hiểu Đúng Về Sốt Cao Co Giật Ở Trẻ


            - Cấy Que Tránh Thai Ở Quy Nhơn


9.Tắm lá thì tốt hơn sữa tắm

       Các mẹ các bà thường nghĩ rằng tắm lá thì sẽ tốt hơn là tắm bằng sữa tắm. Quan điểm này thì không đúng, vì:

       - Sữa tắm đã được nghiên cứu, bào chế, tổng hợp theo những nghiên cứu cụ thể là để cho: 

+ làm sạch da cho bé

+ Duy trì độ ẩm

+ Có tác dụng điều trị nhất định về: rôm sảy, hăm tã,…

       - Còn lá: có một số lá cũng có tác dụng như vậy, nhưng :


tắm lá cho trẻ


+ lá không chắc là “sạch”: có thể có thuốc, bụi bặm mà chúng ta rửa không sạch

+ Nó không thể “dưỡng ẩm” tốt như sữa tắm được, bởi vì nó không có thành phần dưỡng ẩm

+ Lá tắm nhiều có nguy cơ gây dị ứng, ví dụ: Bs Tân đã gặp một trường hợp tắm mướp đắng dị ứng, shock phản vệ rất là nguy hiểm

       Vì vậy mẹ nên cân nhắc giữa lựa chọn tắm bằng lá với sữa tắm, nếu mẹ thật sự thích tắm lá thì có thể sử dụng "sữa tắm thảo dược" thì tốt hơn tắm lá rất là nhiều, ngoài ra độ Ph trong sữa tắm rất là ổn định (7,5-08) thì nó rất phù hợp với em bé. 

       Còn tắm lá thì chúng ta không bao giờ có Ph được điều chỉnh cân bằng như thế đâu. Thành ra nên đừng chọn lá mà hãy chọn sữa tắm

10.Bé đau thì không được tắm

       Khi mà bé đau thì các bà, các mẹ hạn chế tắm vì sợ tắm sẽ làm bé nặng lên. Xin thưa điều này là sai

       Dơ thì phải tắm, đặc biệt trong trường hợp bé bị: tay chân miệng, thủy đậu, lên sởi, phát ban,… mà thời tiết mùa hè thì nóng nực => mồ hôi mồ kê mà còn kiên tắm nữa, thì em bé vừa chống chọi với bệnh ngoài da, vừa chống chọi sự bẩn thiểu còn phát sinh viêm da


trẻ đau không nên tắm


       Ngoài ra nóng nực mà không được tắm thì rất là khó chịu. Nó sẽ quấy khóc, khó ăn, khó bú ,khó ngủ và bệnh tật không những khó để hồi phục mà còn nặng nề thêm

       Vì vậy đừng ngại tắm khi mà bé có bệnh ngoài da mà Bác sĩ nói là vẫn tắm được thì ba mẹ nên tắm. Ví dụ: nếu sốt mà sốt nhẹ vẫn có thể tắm được, sốt cao thì chúng ta cần phải tập trung xử lý hạ sốt.

       Và một số quan điểm của các Bác sĩ là khi sốt cao thì: tắm nước ấm nhanh hoặc ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp hạ sốt hiệu quả thì bố mẹ hoàn toàn làm theo điều này

       Nó rất an toàn nếu phòng tắm kín, nước tắm đủ ấm và thời gian tắm ngắn (tốt nhất dưới 05 phút) ,tắm nhanh và lau khô thật nhanh thì nó thực sự có tác dụng giúp bé dễ chịu hơn và đẩy lùi bệnh tật chứ không hề làm nặng hơn như sự lo lắng của các mẹ và các bà

Chúc bé khỏe và cả nhà vui

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Theo dõi bài đăng của Bs Tân

Liên Hệ Hỗ Trợ

Email: bacsitan.n01@gmail.com

Đội Ngũ Phòng Khám