Trước khi tiêm:
Cho trẻ uống một chút nước đường (kể cả trẻ dưới 1 tuổi) hoặc nhúng núm vú vào dung dịch nước đường cho bé ngậm trong khi tiêm
Trong khi tiêm:
Phân tán sự chú ý của trẻ bằng đồ chơi hoặc một đồ vật bé yêu thích, hoặc nói chuyện trêu đùa, giúp trẻ bớt chú ý vào mũi tiêm
Sau khi tiêm:
+ Đổi tay bế trẻ hoặc trao cho người khác (nếu bé chịu) rồi đi loanh quanh trong khu vực tiêm chủng, chỉ trỏ cho bé thấy những thứ thú vị
+ Cho bé bú
+ Ấn giữ miếng bông/urgo che vết tiêm, sau đó xoa nhẹ xung quanh ở xa (xoa hay gãi ngay trên vết tiêm thì có thể gây kích thích đau hơn)
+ Hạn chế đụng chạm, sờ nắn vết tiêm, kể cả sau khi tiêm và khi về nhà
+ Chườm lạnh: Chà lòng bàn tay (đã rửa sạch) của mẹ và viên đá, rồi áp vào chỗ tiêm (vết tiêm đã được che kín bằng Urgo hoặc băng dinh), sau khi bé quen lạnh rồi t hì dùng khăn sạch gói đá lạnh để chườm
+ Dùng miếng dán hạ sốt: Cắt một khuyết nhỏ rồi dán lên chỗ tiêm, vị trí khuyết trùng vào vết tiêm, việc này thay cho chườm lạnh
+ Dùng thuốc giảm đau Paracetamol trong trường hợp bé đau nhiều, quấy khóc
Những việc không được làm
– Không xoa dầu hay chườm nóng
– Không đắp bất cứ cái gì trực tiếp lên vết tiêm: chanh, khoai tây, các loại lá hay bột…
– Không uống Paracetamol trước khi tiêm, trừ khi được các bs đề nghị
– Mẹ uống lá tía tô cho con ti: cái này thì vô thưởng vô phạt, các bà bảo làm hoặc mẹ có niềm tin thì cứ chén ko sao
Khi nào cần đi khám
Các dấu hiệu bất thường:
- Sốt cao liên tục, nôn mửa, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, khò khè, lơ mơ, li bì, co giật, hạ thân nhiệt, nổi mề đay mẩn đỏ…
- Bé quấy khóc trên 1 giờ dù làm đủ cách
- Mẹ linh cảm thấy điều gì đó bất ổn
- Vết tiêm sau 3 ngày vẫn sưng đỏ
- Hạn chế vận động kéo dài trên 48h
- Mất vận động hoặc mất cảm giác với chân/tay vừa tiêm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét