Rất nhiều người hỏi bs Tân: “Bác ơi! Con em bị khò khè từ
bé đến giờ”, “Bác ơi! Một tuần nay con em cứ thở khò khè”, “Bác ơi! Sáng nay
con em dậy thì nó thở khò khè”,....
Và khi bs Tân hỏi lại là: “ thế thì khò khè hay khụt khịt”
=> mẹ không trả lời được
Trong bài viết hôm nay Bs Tân sẽ chia sẻ cho các mẹ về cách
phân biệt giữa "khò khè" và "khụt khịt". Để có thể mô tả đúng cho bác sĩ hoặc là có
thể biết thật sự tình trạng con mình ở mức nào và có hướng xử lý cho phù hợp
1. Đầu tiên là “khụt khịt”:
Là tình trạng rất là thường gặp ở
trẻ nhỏ dưới 06 tháng tuổi, là tiếng nghẹt ở mũi, có nghĩa là đường hô hấp ở phần
mũi bị hẹp => khi không khí đi qua thì nghe tiếng rít, tiếng khụt khịt ở
phía trên, còn “khò khè” là ở dưới
Tại sao trẻ dưới 06 tháng thường xuyên nghe tiếng “khụt khịt”
như vậy?
+ Do đường hô hấp của bé rất là nhỏ, nên chỉ cần thay đổi tư
thế, hay có chất dịch (nhầy), niêm mạc hơi phù nề (sưng) lên một chút thôi là
ngay lập tức tạo ra âm thanh rít và khụt khịt ngay. Và cơ thể bé rất là nhạy cảm
nên việc tiết dịch nhầy hay nề lên thì rất là thường gặp ví dụ: thay đổi thời
tiết, thay đổi tư thế, hay bụi bặm, khói thuốc lá,… một số bé có cơ địa dị ứng
với lông động vật, phấn hoa,… => rất dễ phát sinh tình trạng khụt khịt như vậy
+ Bé chưa biết cách “thở bằng miệng”, chỉ biết thở bằng mũi
nên tiếng đó rất rõ ràng
Cách phân biệt dễ nhất tiếng “khụt khịt” và “khò khè”:
+ “Khụt khịt” không thường xuyên: không phải lúc nào cũng có
mà thỉnh thoảng
+ Sẽ tăng lên khi bé nằm
+ Nó sẽ giảm xuống hoặc là hết luôn khi được hỗ trợ về mũi:
nhỏ mũi, hút mũi,…
Khi bú : có thể khó bú vì lúc ngậm vú thì mũi dành toàn bộ phần
thở => bé không thở được => hơi khó chịu một chút, nhưng vẫn bú được
Khi ngủ: thì bé vẫn ngủ thường dù tiếng thở hơi to
Phương án: dùng nước muối sinh lý nhỏ cho bé nhiều lần trong
ngày mà không có vấn đề gì cả , ngoài ra mẹ có thể kết hợp thêm việc “hút mũi”.
Chưa có nghiên cứu cụ thể là một ngày hút bao nhiêu lần là an toàn, nên mẹ có
thể tự tính toán số lần cho phù hợp, nếu như mà tình trạng mũi bé không quá tắc
nghẽn, khụt khịt không quá khó chịu => không cần phải “hút mũi”
Ngược lại thì có thể hỗ trợ bằng cách “hút mũi” cho bé, để
mà dễ dàng ta có thể nhỏ vài giọt nước muối sinh lý sau đó hút luôn, chứ chúng
ta không nên “rửa mũi” và nếu không làm đúng kỹ thuật => bé sặc hoặc khiến
cho dịch bị đẩy lên tại gây “viêm tai giữa”
2. Còn “khò khè” thực chất như thế nào?
Là tiếng thở nghe ở phía sâu, tầm ngang mép miệng hướng xuống
dưới
Tiếng thở liên tục không ngắt quản nhiều khả năng là “khò
khè” chứ không phải “khụt khịt”
Tiếng thở khi đã hỗ trợ về mũi: nhỏ mũi, hút mũi => không
thay đổi gì cả thì nó không phải “khụt khịt”
Khi cơn “khò khè” này nặng => bé rất là khó chịu, khó ngủ,
rất là gắt không thể ngủ ngon được khi mà đường hô hấp dưới bị tắt nghẽn
Nguyên nhân “khò khè” thường gặp:
+ Tình trạng: hen xuyễn, viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản,
viêm phổi,…
Có nghĩa là tình trạng đường hô hấp dưới bị tắt nghẽn, bị
phù , bị nề => tạo âm thanh phía sâu gây bé rất là khó chịu
Khi gặp những âm thanh này mẹ thử xem là phân biệt “khụt khịt”
hay “khò khè” ?
Nếu “khụt khịt” thì xử lý bằng những cách mà Bs Tân đã đề cập bên trên, còn nếu xử lý rồi mà âm thanh không thay đổi, kèm theo bé có các dấu hiệu đáng lo ngại: “thở dốc, thở nhanh, thở khó, “rút lõm lồng ngực”,… hoặc là bỏ bú, quấy khóc, ngủ không ngon,…
Thì tốt nhất mẹ không nên kiên nhẫn thêm mà nên mang bé cho Bác Sĩ khám, tại vì không phải lúc nào tiếng “khò khè” cũng rõ ràng mà đôi khi cần phải nghe bằng “ống nghe” và bằng những đôi tai đã được “rèn luyện” có kỹ năng nghe phổi thì mới có thể phát hiện những vấn đề và can thiệp kịp thời
Có thể là uống thuốc,
có thể là khí dung, thậm chí nếu nặng hơn bé phải nhập viện để có những điều trị
và “theo dõi tích cực” để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra khi mà mẹ “chủ
quan” bỏ qua các triệu chứng nguy hiểm của bé
Xem thêm:
- Cấy que tránh thai ở Quy Nhơn (nhấn vô dòng gạch chân)
- Làm thế nào khi bé đi phân bọt xanh lỏng (nhấn vô dòng gạch chân)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét