Có những em bé chỉ cần “hít thở” thôi cũng béo, có những em bé "ăn cả thế giới" nhưng không tăng cân, và hãy tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau cùng Bs Tân
Nguyên nhân bé ăn hoài không lớn:
Ăn không đủ
Nguyên nhân đầu tiên là mẹ tưởng bé ăn nhiều nhưng thật sự
không nhiều, nguyên nhân này không thường gặp, tuy nhiên cũng có một số bà mẹ bị
nhầm như vậy.
- Bé từ 06 => 08
tháng tuổi, có thể ăn ngày 02 bữa, mỗi bữa từ 100 - 150 ml
- Từ 09 => 11 tháng tuổi , có thể ăn ngày 03 bữa, mỗi bữa
khoảng 200 ml
- 12 =>24 tháng tuổi, ngày 03 bữa, mỗi bữa 250ml
Thức ăn của bé có thể có: bột, cháo, shup, cơm,… và đầy đủ 4
nhóm dưỡng chất
Thì với lượng ăn này có thể là đủ, còn nếu ít hơn thì bé nhà
bạn có thể bị thiếu chứ không hề nhiều như mẹ nghĩ
Ăn nhiều nhưng đơn điệu
Nhiều bé ăn nhiều nhưng thiếu chất, bởi vì bữa ăn của bé
“đơn điệu”, bé chỉ ăn theo sở thích của bé một vài món nhất định hoặc bữa ăn mẹ
cung cấp cho bé không đầy đủ dưỡng chất, theo nghiên cứu thì bé cần 15- 20 dưỡng chất thực
phẩm khác nhau trong một ngày thì mới đảm bảo
Ví dụ: Nếu mà ăn thiếu dầu mỡ => thiếu các vitamin tan trong dầu:
vitamin A, D ,E,K,…
Ăn nhiều đến dư thừa
Có một số bé ăn nhiều đến mức dư thừa, khi mà cơ thể bé
không thể hấp thụ cái lượng thức ăn đưa vào => có thể thiếu hụt men tiêu hóa
=> gây tình trạng rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón. Và những hiện tượng
này khiến cho hệ tiêu hóa của bé bị ảnh hưởng => bé không thể tăng cân, thậm
chí sụt cân mặc dù ăn rất nhiều
Nhiều nhưng không phù hợp
Mỗi bé thì phù hợp với một chế độ dinh dưỡng, một nhóm thực
phẩm khác nhau, một cách ăn khác nhau. Nếu bé ăn nhiều nhưng không phù hợp thì
cũng không thể => phát triển về mặt sức khỏe
Ví dụ: bé có một vấn đề bẩm sinh về vấn đề tiêu hóa, bé bị
thiếu men, bé bị bất dung nạp lactose,…. Đó là những lý do mà bé không thể lớn
được
Nên nếu mẹ không chú ý về chế độ ăn chỉ tập trung số lượng,
không quan tâm đến chất lượng hay sự phù hợp thì cũng khiến cho bé không thể hấp
thụ được dưỡng chất và cũng không thể phát triển
Ăn quá nhiều đạm
Có nhiều mẹ thì tập trung cho con ăn rất là nhiều đạm: thịt,
cá, trứng, sữa, tôm,… với hi vọng là đạm này sẽ giúp cho con phát triển và tăng
cân.
Tuy nhiên:
- Đạm thì khó tiêu, nó không dễ tiêu như: đường, bột,..
=> lượng đạm quá lớn có thể gây áp lực lên đường tiêu hóa và bé có thể biểu
hiện táo bón
- Đạm không sinh năng lượng, năng lượng chính đến từ đường bột
và có thể một phần từ dầu, mỡ. Đạm cung cấp năng lượng rất là ít, nếu như mà đạm
quá lớn => bé thiếu năng lượng. Năng lượng không cung cấp đủ cho tiêu hóa
làm việc => bé ăn nhiều nhưng táo bón và không thể lớn được
Bé quá hiếu động
Có những bé quá hiếu động , và năng lượng tiêu tốn cho việc
chạy, nhảy, vui đùa nghịch ngợm của bé quá lớn => tuy bé ăn nhiều, nhưng vẫn
không thể đầy đủ năng lượng cho các hoạt động của bé, và mẹ cần bổ sung thêm
nhiều năng lượng hơn nữa
Bé nhiễm giun sán
Không phải mẹ nào cũng chú ý đến việc tẩy dung định kỳ cho
bé. Và bé có thể hoàn toàn tẩy dung từ 01 tuổi chứ không cần chờ đến 02 tuổi như
là hiểu biết của nhiều mẹ, thậm chí một số bác sĩ vẫn đang “trung thành” với
quan điểm: “02 tuổi mới tẩy giun”
Bs Tân xin nhắc lại là từ 01 tuổi có thể tẩy giun rồi, tẩy
giun giúp bé hấp thụ thức ăn tốt hơn, vì nó không phải chia sẻ thức ăn cho những
con giun sán ở trong đường ruột của bé.
Bé thiếu men
Đôi khi do bẩm sinh, đôi khi do sử dụng thuốc mà cơ thể bé
thiếu men tiêu hóa hay men vi sinh => thức ăn vào cơ thể không được phân giải,
không được hấp thụ triệt để => hậu quả là bé ăn nhưng hầu như đi ra ngoài hết
mà không hấp thụ được bao nhiêu
Và mẹ có thể nhận thấy điều này thông qua tình trạng phân của
bé: phân sống, lổn nhổn, ăn gì thì ị đó,… => nếu bé gặp tình trạng này thì
cũng khó tăng cân, mặc dù ăn rất là nhiều
Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác khiến bé ăn nhiều mà không lớn:
- Nguyên nhân “di truyền”: do tầm vóc mà gien của bé quy định
chỉ đến tầm đấy, mặc dù bé ăn nhiều nhưng không thể vượt qua mức mà di truyền
quy định cho bé được
Ví dụ: bố mẹ không cao lớn và bé phát triển đến tầm đó và bé
không thể phát triển vượt qua ngoài “cái khung” và gien định hình được, nên cái
dưỡng chất hấp thụ vào người em bé không có chỗ để sử dụng và cuối cùng nó cũng
tiêu hao đi và bé không lớn. thì điều này không có gì đáng lo ngại cả
Dấu hiệu dễ thấy là bé thường xuyên tỏ ra “nóng”, nghĩa là người lúc nào cũng nóng hừng hực, hơi thở gấp, tim đập nhanh,…. Thì biểu hiện là quá trình chuyển hóa của bé đang quá mức cần thiết, thì đây là một dấu hiệu bất thường liên quan đến nội tiết, chuyển hóa mà bố mẹ cần cho bé đi khám, kiểm tra để “loại trừ” nếu có thì cần điều trị sớm
Xem thêm:
- Cấy Que Tránh Thai Ở Quy Nhơn (nhấn vô dòng gạch chân)
- Giải Pháp Cho Mẹ Bị Căng Sữa Khi Bé Cai Bú Mẹ (nhấn vô dòng gạch chân)
GIẢI PHÁP CHO TRẺ ĂN HOÀI KHÔNG LỚN
Vậy mẹ cần phải làm gì?
- Thì đầu tiên hãy đa dạng thực phẩm cho bé, mỗi ngày có thể
ăn rất nhiều loại thực phẩm khác nhau, đủ 4 nhóm: đường bột, đạm, dầu mỡ và các
vitamin khoáng chất,… và nên cho bé ăn thêm nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ thực
vật, dễ tiêu như các loại hoa quả, rau xanh, nước ép trái cây,…
- Hạn chế ăn vặt: vì sao ạ? Các bữa ăn vặt không thành bữa,
mà phần lớn ăn vặt rất nghèo dưỡng chất => tuy bé ăn nhiều đồ ăn vặt nhưng bữa
ăn chính lại bỏ ăn => dưỡng chất vào người bé rất hạn chế
- Lượng sữa phù hợp: sữa là thức ăn bổ sung rất là quan trọng
bên cạnh bữa ăn chính, và điều chỉnh lượng sữa phù hợp không quá nhiều => bữa
ăn chính kém đi, hay kém hấp thu sắt, kẽm. Nhưng không quá ít để có thể bổ sung
thêm cho bữa ăn chính
- Mẹ có thể nghĩ đến thực phẩm chức năng, bổ sung như : mem vi sinh, men tiêu hóa, vitamin khoáng chất,… => giúp cho cơ thể bé có đầy đủ điều kiện, vi chất, men để bé phát triển toàn diện và đạt cái tốc độ mà bố mẹ mong muốn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét