Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2021

Giải Pháp Cho Mẹ Bị Căng Sữa Khi Bé Cai Bú Mẹ

 

        Cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa là điều quá bình thường với nhiều mẹ trong quá trình cho con bú. Tình trạng này sẽ nhanh hết sau vài tuần tuy nhiên một số trường hợp vẫn cần sự can thiệp của các chuyên gia. Hãy cùng Bs Tân khám phá nhé.

 

làm sao để hết căng sữa khi cai sữa cho con

Nguyên nhân và tiến triển:

        Nguyên nhân chính của quá trình này chính là việc trong giai đoạn cho con bú, mẹ sản xuất sữa thường xuyên và đều đặn, điều này khiến cho việc tiết sữa diễn ra liên tục.

        Việc cho con bú chính là một phương pháp giúp đẩy lượng sữa dồi dào này ra ngoài. Điều này dường như vô tác dụng khi bé cai sữa. Sau vài ngày tình trạng căng sữa sẽ lại diễn ra, sữa bị ứ đọng và gây tức ở bầu ngực.

        Ngoài dấu hiệu căng sữa thường thấy thì các mẹ có thể xuất hiện nhiều triệu chứng khác như ngứa sưng, đau tức ngực và một số biểu hiện nhẹ. Tình trạng này sẽ tự hết sau một thời gian khi cai bú mẹ cho bé nhưng với các mẹ thì hơi chó chịu chút xíu. Vì vậy mẹ có thể để một thời gian sau thì các triệu chứng cũng sẽ dần hết.

        Tuy nhiên cũng có một số ít mẹ thì tình trạng “rầm rộ” hơn, khó chịu nhìu => tắc tuyến sữa => viêm => áp xe vú. Tuy hiếm gặp nhưng cần phát hiện sớm và đi khám ở Bs chuyên khoa để có sự can thiệp điều trị kịp thời

         Phần lớn các mẹ gặp phải tình trạng căng sữa đều do cách cai sữa của mẹ quá đột ngột, để bắt đầu quá trình cai sữa, mẹ nên thực hiện chậm và từ từ. Tránh tình trạng cai sữa cho bé đột ngột, mẹ sẽ bị căng tức và đau ngực.

        Để tránh tình trạng này diễn ra, các mẹ nên để con và mẹ có thời giang thích nghi. Việc cai sữa đột ngột và ngay lập tức sẽ khiến mẹ và bé chưa thể kịp thích nghi.

        Mức độ căng sữa và sản xuất sữa sẽ giảm dần khi nhu cầu sản xuất ít đi.

        Cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa là tình trạng thường gặp và tự hết sau một thời gian vì vậy không cần tới bệnh viện. Chúng không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ và ít bị biến chứng nghiêm trọng.

        Tình trạng này chỉ kéo dài lâu nhất là 1 tuần, sau đó lượng sữa tiết ra sẽ giảm dần, giảm gánh nặng cho bầu ngực khi sữa quá nhiều.

cách chữa căng sữa


Cách thực hiện giảm căng sữa 

     - Chườm lạnh, hoặc dùng gel lạnh chườm lên ngực. Chườm cho tới khi hết lạnh và làm nhiều lần trong ngày. Mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. TÌnh trạng căng tức cũng sẽ giảm thiểu rõ rệt.

     - Dùng lá bắp cải đắp lên ngực và để đó sau 24 tiếng. Lá bắp cải có thể giảm đau cực kỳ hiệu quả đặc biệt trong phương pháp chữa tắc tia sữa truyền thống.

     - Thư giãn và giải tỏa tâm lý, tránh căng thẳng, stress và cố gắng vui vẻ bằng cách làm những điều mà bạn thích, xem bộ phim để quên đi sự khó chịu khi căng tức. Ngủ đủ giấc và chăm chút cho sức khỏe của bản thân.

     - Tâm sự giải tỏa nỗi lòng với người thân và bạn bè. Đây chính là cách tốt nhất để bạn có thể cải thiện tâm lý của mình một cách hiệu quả.

     - Sử dụng thuốc giảm đau để giảm cơn đau tức. Nhưng nên nhớ đây là cách không khuyến khích nhé các mẹ.

     - Vệ sinh núm vú và vùng ngực sạch sẽ đặc biệt với các mẹ đã có tiền sử bị tắc tia sữa.

     - Khi phát hiện ra bầu ngực sưng đỏ hoặc sốt nhẹ. ngay lập tức tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Rất có thể mẹ đã bị viêm vú nguy hiểm.

Xem thêm:

+ Cấy Que Tránh Thai Ở Quy Nhơn

+ Bí Quyết Tập Cho Bé Chịu Bú Bình

cai sữa bao lâu thì hết sữa


Tuyệt đối KHÔNG NÊN LÀM

     Chườm nóng vào bầu ngực. Điều này chỉ làm ngực tiết sữa nhiều hơn và gây ra tình trạng căng sữa càng trầm trọng. Ngâm mình trong bồn tắm nước nóng mặc dù dễ chịu nhưng lại khiến tình trạng này tồi tệ hơn,

Qua đây là những thông tin được mẹ Tý sưu tầm và trải nghiệm để gửi tới các mẹ. Hi vọng sẽ phần nào giúp ích cho các mẹ trong việc cai sữa cho con.

Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh nhé.

thuốc tiêu sữa khi cai sữa


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Theo dõi bài đăng của Bs Tân

Liên Hệ Hỗ Trợ

Email: bacsitan.n01@gmail.com

Đội Ngũ Phòng Khám