Hẳn là mẹ sẽ vô cùng bối rối, hoang mang và lo lắng khi nhìn thấy lưỡi của con loan lỗ, trông chả giống ai cả, và sau khi đi hỏi han và tìm hiểu thì mẹ tìm ra một từ khóa là “ lưỡi bản đồ”(nấm lưỡi bản đồ), vậy “lưỡi bản đồ” là gì? nó có nguy hiểm không? Nó có chữa được không? Tại sao nó cứ tái đi tái lại như vậy? thì hãy cùng trao đổi qua bài viết sau cùng Bs Tân
Lưỡi bản đồ là gì?
Lưỡi bản đồ là một tình trạng viêm của bề mặt lưỡi, bình thường
lưỡi của chúng ta được bao phủ bởi gai lưỡi, mịn, nhỏ, li ti và màu hồng.
Lưỡi bản đồ (nấm lưỡi bản đồ) ở trẻ em biểu hiện làm một mãn mất gai lưỡi: màu hồng đậm
hơn so với xung quanh, nhẵn, phẳn,… xung quanh tổn thương đó thì bờ ngoằn nghèo
và hơi gồ lên, cái tổn thương này đôi khi sẽ thay đổi vị trí, có nghĩa hôm nay ở
bên này => vài hôm sau bị bên kia, với hình dạng hoàn toàn khác. Cái hình dạng
đó không điển hình, không đặc trưng và nó giống như “hình bản đồ”
Đôi khi ở người lớn cũng gặp tình trạng “viêm lưỡi bản đồ”,
tổn thương này có thể không chỉ nằm ở lưỡi mà nằm ở : niêm mạc môi, má, vòm miệng,
đôi khi ở lợi
Nguyên nhân lưỡi bản đồ
Viêm lưỡi bản đồ thường xuất hiện ở tình trạng cơ hể bị ốm yếu,
mệt mỏi
Ở trẻ con thì có thể đang bị viêm nhiễm đường hô hấp, dị ứng,
tiểu đường hay rối loạn nội tiết
Tuy nhiên các nguyên nhân vừa rồi thì không trực tiếp gây ra
lưỡi bản đồ. Và cho đến hiện tại, nguyên nhân lưỡi bản đồ vẫn chưa xác định
chính xác là nguyên nhân gì???
Lưỡi bản đồ không gây đau, không gây khó chịu, cùng lắm thì
nó sẽ hơi nhạy cảm hơn với các vị như: "chua, cay hay mặn" và gần như không bao
giờ nhạy cảm quá với vị ngọt
Những tổn thương lưỡi
bản đồ thì không lây, nhìn nó rất là ghê, nhưng nó hoàn toàn an toàn
Lưỡi bản đồ có nguy hiểm?
Là tình trạng khá phổ biến, nó không hề hiếm. bất kỳ ai cũng
có thể phát sinh tình trạng lưỡi bản đồ, trong khoảng thời gian ngắn, không xác
định vào tuổi nào hay mùa nào cả. có một số người thì tình trạng lưỡi bản đồ
này phát sinh từ bé => lớn => già và nó vẫn thế, không vấn đề gì cả
Tình trạng này không có phương án điều trị và thường nó
không gây khó chịu quá, vì thế không ai nghiên cứu tập trung để điều trị “lưỡi
bản đồ”. Trong trường hợp bé bị thì có thể tăng nhạy cảm và gây khó chịu =>
biến ăn.
Lúc này bác sĩ có thể có phương án giảm đau, khó chịu tại chỗ
bằng cách bôi hoặc thuốc uống. tuy nhiên phương án này cũng không quá phổ biến
vì thường nó sẽ không gây khó chịu hay đau gì cả
Hoàn toàn không nguy hiểm vì nó không liên quan tình trạng
ung thư hay nhiễm trùng, các yếu tố khởi phát không điển hình, không đặc thù và
không giống người này hay người khác
Tại sao hay tái lại?
Do nguyên nhân chưa được xác định, vì thế tại sao nó lập đi lập lại? có nguyên nhân thường không rõ ràng.
Các em bé thường hay bị đau (ốm, bệnh) và khi đau thì tình trạng lưỡi bản đồ lại xuất hiện => bố mẹ vô cùng lo lắng lại tìm cách để chữa cho con, có thể là “rơ lưỡi” có thể là uống, …. Trăm phương ngàn kế, vái tứ phương tìm nhiều cách khác nhau để chữa cho em bé.
Nhưng tình
trạng lại không hề thay đổi, nó có thể lui đi đợt đó do nó tự lui đi chứ không
phải do thuốc, một thời gian sau quay lại => bố mẹ rất lo lắng => lại làm
đủ kiểu, đi bác sĩ thì lại không đưa ra được phương án điều trị phù hợp
Qua đây bác sĩ Tân muốn nói rằng: lưỡi bản đồ không nguy hiểm, không lây, không là bệnh, không gây khó chịu,… Tóm lại không có gì đáng lưu tâm cả.
Trong trường hợp mà bé quá nhạy cảm khi tình trạng “lưỡi bản đồ” phát sinh thì có thể cầu cứu các bác sĩ để bs có thể đưa ra các phương án gọi là “điều trị triệu chứng” giúp cho em bé đỡ khó chịu, đỡ nhạy cảm để bé có thể ăn uống dễ dàng hơn, còn những đợt bệnh khác nếu em bé phát sinh nhưng không có biểu hiện gì khiến cho mẹ lắng, bé khó chịu thì hoàn toàn không cần quan tâm đến “cách điều trị lưỡi bản đồ”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét