Bs Tân thì luôn luôn khuyên mẹ rằng cho con bú mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ lâu nhất có thể, và nếu như khuyến cáo mới nhất của tổ chức y tế thế giới WHO thì bé nên được bú mẹ ít nhất => 20 tháng tuổi.
Nhưng tại sao chúng ta cần tập cho bé bú bình? . Bởi vì có rất nhiều nguyên nhân
khiến cho bé không thể bú mẹ được:
+ Mẹ làm rất nhiều cách mà không thể có sữa
+ Mẹ đang bị đau và không thể cho bé bú trực tiếp
+ Mẹ đang dùng thuốc, và thuốc qua được sữa và không tốt cho
sức khỏe bé
…..
Và nếu bé không chịu bú bình là điều cực kỳ phiền toái với cả
mẹ và bé
Trong bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu "cách làm sao
cho bé bú bình?"
Nguyên tắc đầu tiên: kiên trì và kiên trì
Mẹ phải vô cùng kiên trì, kiên nhẫn, nhẫn nại. Bởi vì sao? Bé sẽ phản ứng, bé không thích bú bình, nó sẽ khóc đói, và không chịu ngậm bình chỉ muốn tìm vú mẹ, nếu như lúc đó mẹ cho bé bú ngay lập tức => thất bại việc bú bình và chúng ta phải làm lại từ đầu.
Thành nguyên tắc đầu tiên và xuyên suốt
trong cả quá trình tập bú bình này là: “ phải vô cùng kiên trì”
Nguyên tắc thứ 2: chọn bình sữa
Tìm ra cái bình mà bé thích bú, bởi vì đó là sở thích cá
nhân => việc dự đoán không hề dễ dàng, có một số loại bình thì được lựa chọn
nhiều vì tỉ lệ bé chấp nhận cao: Bison nội địa, Pigeon, Comotomo, Avent, Upis,….
Tuy nhiên không phải cứ những bình đó thì bé chấp nhận, đôi khi có một số bé không chấp nhận bình đắt tiền, cao cấp mà nó lại ngậm những bình rẻ tiền, cứng thì cái này mình không thể dự đoán được và không có cách nào tìm ra ngoài việc thử .
Thì bố mẹ có thể thử cái bình rẻ trước hoặc nhà có điều kiện thì chúng ta có thể thử bình cao cấp đắt tiền. Và lời khuyên là chúng ta có thể bắt đầu bình cao cấp vì tỉ lệ bé chấp nhận bình đó cao hơn bình rẻ tiền.
Đôi khi chúng ta có thể mượn và vệ sinh, tiệt trùng sạch sẽ để cho bé thử, tuy
nhiên cái này thì có một số mẹ kỹ tính thì không muốn làm điều đó. Điều này phụ
thuộc sự may mắn của mẹ, sớm tìm ra được bình phù hợp với em bé
Chiến nào:
Tiếp theo là giai đoạn quan trọng nhất: “tập bú bình”. Thì khi bé đói => bé sẽ tìm cái ăn, và không bé nào có thể chịu được cái việc đói quá lâu cả. Chúng ta dựa theo nguyên tắc này để tập bú bình cho em bé.
Đầu
tiên khi bé đói => chúng ta đưa bình cho bé. Nếu như bé từ chối thì ta lấy lại
và chờ 05 phút sau lại đưa bình. Nếu bé tiếp tục từ chối => chúng ta lại lấy
lại bình, 10 phút sau, nếu bé vẫn từ chối thì tiếp tục 15 phút, nếu vẫn không
chịu thì ta bỏ qua cử đó
Đến cử tiếp theo, nghĩa là 03 => 04 tiếng sau, không cho
bé bú gì cả, không cho bú mẹ, không bú gì hết để cho bé đói.
Đến cử tiếp theo thì chúng ta lại lập lại quy trình lần một
05 phút, lần hai 05 phút, lần ba 05 phút, chúng ta lập lại giống hệt quy trình
như lần đầu
Có nhiều bé rất cứng đầu và sẵn sàng nhịn vài cử, để phản đối việc bú bình. Có những bé 12-18 tiếng và cá biệt 48 tiếng mới chịu bắt đầu bú bình => mẹ phải cực kỳ kiên nhẫn trong giai đoạn này và mẹ hiểu rằng nếu bé không chịu bú bình thì tình hình sẽ rất phức tạp.
Còn mẹ vẫn có thể tự sắp xếp được cho bé bú trực tiếp thì điều đó rất là tuyệt vời. Nhưng hãy nhớ rằng: đôi khi có những tình huống rất là phức tạp, khó lường diễn ra mà mẹ bắt buộc phải cai bú mẹ, mà lúc đó bé chưa được luyện tập thì lúc đó sẽ rất là phiền khi bé không chịu bú, mà mẹ không thể cho bé bú được.
Nên việc tập bú bình nên tiến
hành sớm, và nếu như mẹ muốn song song cả bú bình và bú mẹ thì nên chờ sau 03
ngày bé chịu bú bình ổn định, có nghĩa là bé chịu bú bình hoàn toàn trong vòng
03 ngày liên tục thì mẹ có thể quay lại để tiếp tục cho bé bú mẹ và song song
bú bình xen kẽ đế cho bé không quên bú bình nhưng vẫn có thể bú mẹ trực tiếp.
Xem thêm:
- Cấy que tránh thai ở Quy Nhơn (nhấn vô dòng gạch chân)
- Hiểu rõ hơn về sữa đầu và sữa cuối (nhấn vô dòng gạch chân)
Đừng bỏ cuộc!!!
Một lần nữa nhắc lại với các mẹ đó là việc bú bình có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự kiên trì của mẹ, ngoài ra còn sự ủng hộ của gia đình đình nữa, bởi vì tiếng khóc, sự xót xa của bố mẹ, ông bà,.. có thể khiến cho quá trình tập bú bình thất bại.
Và nếu như mà mình bỏ cuộc giữa
chừng, tức là không chờ đủ chờ 03 ngày khi bé bú bình ổn định hay là không chờ
cho đến cử bú bình đầu tiên xuất hiện, thì toàn bộ quá trình sẽ đổ bể và muốn
luyện tập thì ta phải luyện tập lại từ đầu, điều đó sẽ rất mất công cho bố mẹ
và tội nghiệp cho em bé bởi vì nó phải khóc quá nhiều
và tội nghiệp cho em bé bởi vì nó phải khóc quá nhiều
Một lưu ý đặc biệt quan trọng là bé sẽ không bao giờ bỏ đói mình đến mức mà nó gây nguy hiểm đến sức khỏe, nên bố mẹ phải vô cùng kiên trì, kiên nhẫn, nhẫn nại.
Tất cả những điều đó sẽ cho một kết quả là bé chịu bú
bình, và khi bé chịu bú bình rồi thì các vấn đề khác trở nên đơn giản, và mẹ sẽ
có thời gian (cơ hội) để làm những việc cần làm ,trong khi trước đây không được
bởi vì vướng việc là nếu như bé không được bú mẹ sẽ không bú bình hay bất cứ việc
gì khác
0 nhận xét:
Đăng nhận xét