“Hiệp sĩ chống
dịch” Trương Hữu Khanh: "Coronavirus yếu khi nhiệt độ, độ ẩm tăng"
Trên trang
cá nhân của mình, BS Trương Hữu Khanh đưa ra những nhận định về đặc tính của
Coronavirus đang gây bệnh viêm phổi tại Trung Quốc, cùng những hướng dẫn thiết
thực để phòng bệnh này.
1. Hướng dẫn phòng chống Coronavirus:
BS Trương Hữu
Khanh viết trên facebook của mình:
“- Coronavirus
thì nó yếu khi nhiệt độ trên 20 và nhất là trên 25
- Độ ẩm cao
nó cũng yếu và thông khí tốt thì nó cũng rất khó lây
- Khẩu trang
phẫu thuật 3 lớp sẽ ngăn được chất tiết có chứa vi rút "
Cho nên:
- Mở cửa cho
thông thoáng (kinh nghiệm chống SARS từ Việt Nam) - đóng cửa kín mít và lạnh
quá bị lây tùm lum (kinh nghiệm bị lây te tua từ cơ sở y tế Hàn Quốc)
- Nhiệt độ
phòng trên 25 độ, đừng ham nằm lạnh quá
- Rửa tay, rửa
tay và rửa tay
Mấy thứ khác
ngành có bàn rồi”.
Theo BS
Trương Hữu Khanh, có 3 điều cần lưu ý để phòng chống lây nhiễm Coronavirus: mở
cửa thông thoáng, nhiệt độ phòng trên 25 độ, thường xuyên rửa tay - Ảnh
2. Tìm hiểu về Coronavirus:
Trên trang
nhóm công khai VietMD Community cũng có bài viết của nickname Christina Nguyen,
dịch từ wwwnc.cdc.gov, chia sẻ những thông tin cụ thể về chủng virus này:
+ Chủng
Coronavirus mới là gì?
Chủng virus
hiện tại ở Trung Quốc được cho là phát xuất từ một chợ hải sản và động vật lớn
tại vùng Vũ Hán. Chủng này thuộc gia đình coronavirus. Đây là một gia đình
virus thường gây bệnh cho động vật, nhưng có khả năng đột biến gen để gây bệnh
cho người.
Trong lịch sử
đã lần đột biến gen và gây ra đại dịch cho người-như đại dịch MERS-CoV và đại dịch
SARS-CoV.
+ Lây lan bằng
đường nào?
Hiện tại vẫn
chưa chắn chắn về tốc độ lây lan của bệnh này từ người sang người, nhưng các
nhà khoa học cho rằng virút này lây lan qua đường hô hấp (người bệnh ho hoặc khạc
nhổ và người bên cạnh hít vào hoặc chạm vào các vật dụng có dính virút).
+ Triệu chứng
bệnh là gì?
Nhẹ là cảm -
với nghẹt mũi, chảy mũi, sốt, nhức đầu, mỏi mệt
Nặng thì có
thể gây ra viêm phổi, suy hô hấp cấp tính, và có thể dẫn đến tử vong (đặc biệt
với trẻ nhỏ, người lớn tuổi, và người có các bệnh hô hấp mãn tính).
Một vài trường
hợp có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa (ói mửa, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy).
+ Làm sao để
phòng ngừa?
Hiện tại vẫn
chưa có tiêm chủng phòng ngừa chủng virút này. Vậy nên cách tốt nhất để phòng
ngừa là như sau:
- Hạn chế tiếp
xúc với người bệnh
- Hạn chế tiếp
xúc với động vật (sống hay chết), đi chợ động vật, và các sản phẩm làm từ động
vật.
- Rửa tay bằng
xà phòng và nước tối thiểu 20 giây. Dùng rửa nước tay bằng cồn nếu không có xà
phòng.
- Người lớn
tuổi và có các bệnh mãn tính có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và nên trao đổi với bs
của mình về việc có nên đi đến vùng Vũ Hán, TQ hay không.
3. Nếu gần
đây bạn có đi qua Trung Quốc và cảm thấy có các triệu chứng sốt, ho, khó thở
thì nên làm gì?
- Đi khám
bác sĩ ngay lập tức và nhớ kể cho bs nghe về lịch sử du lịch gần đây của mình.
- Hạn chế tiếp
xúc với người khác
- Không nên
đi du lịch khi đang bệnh
- Dùng khăn
giấy hoặc tay áo mình để che miệng và mũi khi hắt hơi (không dùng tay mình)
- Rửa tay bằng
xà phòng và nước tối thiểu 20 giây. Dùng rửa nước tay bằng cồn nếu không có xà
phòng.
+ Điều trị
như thế nào?
Hiện tại
chưa có thuốc đặc trị cho chủng Coronavirus.
Cách điều trị
chính là hỗ trợ bệnh nhân để cơ thể vượt qua cơn bệnh (giảm đau, giảm sốt, cung
cấp đủ nước, và theo dõi các dấu bệnh di chứng).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét