Massage cho trẻ sơ sinh là một sự tương tác tuyệt vời để tạo
nên sợi dây tiếp xúc, gắn kết và phát triển mối quan hệ giữa cha mẹ và bé. Hoạt
động này đã được chứng minh là rất có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Vậy bố
mẹ đã biết cách massage cho trẻ sơ sinh hay chưa? Tham khảo bài viết sau đây
nhé.
Các chuyên gia đã chứng minh được rằng, massage cho trẻ sơ
sinh sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời sau đây:
– Giúp bé thư giãn tinh thần, bớt khóc, tăng cân nhanh, ngủ
sâu, cải thiện tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ hô hấp, giúp các cơ phát triển tốt và
chống nhiễm trùng, đặc biệt là đối với trẻ sinh non.
– Tăng cường hệ miễn dịch.
– Kết hợp với các bài tập thể dục sẽ giúp cho hệ xương của
bé phát triển cứng cáp.
– Cải thiện chứng trầm cảm và giảm căng thẳng cho mẹ.
– Gắn kết gia đình và giúp ba mẹ dễ dàng hiểu được tín hiệu
biểu đạt của bé hơn.
Trước khi massage
– Giữ nhiệt độ phòng luôn ấm áp.
– Chọn bề mặt phẳng thích hợp, rộng rãi rồi phủ bởi một tấm
chăn mỏng hoặc thảm mềm mại.
– Chỉ thực hiện massage cho bé nếu bạn cảm thấy thoải mái
và em bé của bạn nằm yên tĩnh, vui vẻ (trừ trường hợp massage giúp bé giảm
đau).
– Thời điểm tốt nhất để massage cho bé là sau khi bé vừa ngủ
dậy và sau khi tắm.
– Sử dụng kem dưỡng da, dầu hạnh nhân, dầu oliu. Đây là những
loại dầu massage rất có lợi cho da của bé. Tuy nhiên, một số bé sẽ bị dị ứng với
các loại dầu này, vì thế mẹ cần quan sát da và phản ứng của bé. Nếu bé bị dị ứng
mẹ cần ngưng lại ngay và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
– Chuẩn bị vài tờ khăn giấy để lau dầu thừa, một cái khăn
nhỏ, mềm mại để phủ lên người bé.
– Có thể cho bé ngậm ti giả khi bạn muốn bé nằm yên.
– Nếu cần bạn có thể bật nhạc để bạn và bé có thể cảm thấy
dễ chịu, nhưng nhớ là những bản nhạc du dương thôi nhé.
Các bước thực hiện
Phương pháp thứ 1:
Đặt bé nằm sấp thoải mái, với đầu quay sang một bên.
Đổ một vài giọt dầu trẻ em hoặc dầu ô liu lên tay bạn, và
chà xát hai tay để làm ẩm chúng.
Bắt đầu vuốt ve từ trán lên đỉnh đầu bé, sau đó xuống phía
gáy.
Vuốt qua mỗi bên vai từ trung tâm cổ ra đến cánh tay, mỗi
bên một lúc.
Từ phần trên phía lưng, bạn massage xuống hông của bé bằng
cả hai tay, cẩn thận tránh phần cột sống.
Vuốt phầm đệm của ngón tay chạm vào mặt sau của chân bé
cùng một lúc, sau đó quay trở lại làm một lần nữa.
Lặp lại các chuyển động vuốt ve ở mặt sau của cánh tay bé.
Đặt bé nằm ngửa lên. Lặp lại các lần vuốt lên xuống trên ngực
và phía trước cánh tay và đôi chân của bé.
Phương pháp thứ 2:
Xoa vài giọt tinh dầu vào lòng bàn tay và bắt đầu xoa bóp
phần lòng bàn chân của bé. Sử dụng lực ấn nhẹ nhàng, chậm rãi từ gót chân cho đến
các ngón chân của bé.
Tiếp tục massage với động tác dài hơn trên đôi chân của bé.
Massage từ mắt cá chân lên tới đùi. Mẹ có thể xoa, vuốt hai chân cùng một lúc
hoặc làm lần lượt từng bên. Mẹ có thể giữ phần chân bé và dùng tay đẩy lực về
phía bụng của bé.
Massage đến phần bàn tay và vai của bé. Hai bàn tay mẹ để
trên bả vai và vuốt theo chiều mũi tên xuống phần ngực của bé
Kế tiếp cũng bắt đầu từ bả vai nhưng lần này mẹ vuốt xuống
theo chiều dọc cánh tay xuống mu bàn tay. Khi làm động tác này mẹ cần tránh để
dầu massage rơi ra ngón tay của bé. Nếu lỡ bị rớt ra thì hãy lau sạch tay cho con
để tránh con đưa tay vào miệng mút tinh dầu này.
Đối với phần bụng, massage theo vòng tròn quanh rốn theo
chiều kim đồng hồ. Vùng da bụng của bé rất nhạy cảm, nếu bé giãy đạp không chịu
nằm im, mẹ không nên cố mà nên chuyển sang động tác ở vùng da khác. Tránh xoa
bóp vùng rốn khi bé bị đau hoặc khi cuống rốn chưa lành.
Những nguyên tắc mẹ cần nhớ khi massage cho bé
– Tránh xoa bóp vào phần bộ phận sinh dục của bé.
– Không được xoa bóp khi mẹ hoặc bé đang căng thẳng hoặc
nóng giận.
– Thao tác nhẹ nhàng, dứt khoát và mềm mại.
– Không ấn mạnh lên vùng bụng và ngực bé.
– Khi xoa bóp để giảm đau bụng cho bé, hãy massage bằng các
chuyển động vòng tròn bắt đầu từ phía bên tay phải gần bụng của bé.
– Bạn cần làm mỗi bước thật chậm, trong khoảng một phút, sử
dụng áp lực vừa phải chỉ bằng phần đệm của đầu ngón tay, không phải toàn bộ
lòng bàn tay nhé.
– Luôn giữ ấm cho bé yêu của bạn bằng cách tăng nhiệt trong
phòng và sử dụng một chiếc khăn mềm để bảo vệ làn da bé.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét