Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2020

Nguyên nhân và cách phòng tránh mẹ không đủ sữa cho con


       Bất cứ một người mẹ nào trong quá trình nuôi con bú đều mong muốn đủ sữa (thừa sữa), nguồn sữa về nhiều dồi dào, đặc, sánh, thơm và mát. Tuy nhiên, không ít mẹ rơi vào tình trạng ít sữa, thiếu sữa, không đủ sữa cho con bú. Vậy đâu là nguyên nhân gây mất sữa, ít sữa  và làm cách nào để khắc phục tình trạng ít thiếu sữa sau sinh?


Nguyên nhân khiến mẹ ít sữa, thiếu sữa, không có sữa sau sinh


       Dựa vào cơ chế hình thành và bài tiết sữa mẹ, có thể thấy rõ nguyên nhân điển hình dẫn tới tình trạng ít sữa, thiếu sữa, không đủ sữa thậm chí là mất sữa dần dần là do suy giảm lượng 2 hooc môn Prolactin và Oxytocin hoặc do 2 hooc môn này bị giảm hoạt động.

       Dưới đây là một số nguyên nhân khiến mẹ ít sữa, thiếu sữa, không đủ sữa cho con bú:

       Do cơ địa mẹ: Đối với những mẹ có cơ địa vốn đã ít sữa, thiếu sữa thì mẹ đừng quá lo lắng. Khi mẹ càng lo lắng thì tình trạng thiếu sữa, ít sữa, không đủ sữa ngày càng trầm trọng hơn.

       Tuy nhiên, chỉ có số lượng ít các bà mẹ gặp phải ít sữa, thiếu sữa, không đủ sữa cho con bú là do cơ địa và rất khó có thể cải thiện được tình trạng này.

mẹ ít sữa 1



       Do yếu tố bên ngoài tác động từ cách sinh hoạt đến trạng thái cảm xúc làm mẹ ít sữa, thiếu sữa, không đủ sữa cho con bú:

       - Mẹ ăn uống những thực phẩm gây mất sữa, thiếu sữa: Một số thực phẩm gây mất sữa, ít sữa điển hình như: măng chua, lá lốt, bắp cải, cành dâu, lá dâu, tinh chất bạc hà… Hoặc mẹ sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, café,…

       - Tinh thần mẹ căng thẳng, lo âu, trầm cảm:  Nếu mẹ sau sinh luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, chán nản, mất ngủ sẽ dẫn đến tình trạng phản xạ bài tiết Oxytocin và Prolactin kém. Kéo theo đó là lượng sữa được tạo thành và tiết ra ít hơn, lâu ngày có thể dẫn đến mất sữa.

       - Mẹ cho con bú, dùng máy vắt sữa không đúng cách: Việc cho con bú và dùng máy vắt sữa đúng cách sẽ giúp kích thích sản xuất tuyến sữa, đồng nghĩa với việc mẹ thực hiện sai cách có thể dẫn đến ít sữa và mất sữa.

       - Cho bé ăn sữa công thức quá sớm và không chịu bú mẹ: Đa phần sữa công thức ngọt hơn sữa mẹ, như một chất gây nghiện, trẻ sẽ thích ăn sữa công thức hơn sữa mẹ. Khi trẻ không chịu bú mẹ, sữa mẹ dần dần ít đi và mất đi lúc nào không hay.

       - Mẹ mắc bệnh về tuyến vú khi đang cho con bú: Sữa được sản xuất và tiết ra từ các mô tuyến vú. Do đó khi người mẹ gặp các vấn đề về tuyến vú có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa mẹ. Một số bệnh thường gặp như: tắc tia sữa, áp xe vú, viêm ống dẫn sữa, nức cổ gà, mẹ phẫu thuật ngực sau sinh,…

       - Mẹ mắc các bệnh liên quan đến rối loạn nội tiết: Sữa mẹ được sản xuất dưới sự tác động của estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin. Do đó, một số bệnh liên quan đến rối loạn nội tiết hoặc thiếu máu có thể tác động đến quá trình sản xuất sữa như: bệnh tuyến giáp, thiếu máu, bị sót nhau thai,…

       - Mẹ sử dụng các thuốc gây mất sữa, ít sữa:  Viên tránh thai chứa estrogen có thể làm giảm lượng sữa sau 2 - 3 tuần từ khi người mẹ bắt đầu dùng thuốc. Mẹ sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc gây tê tủy sống khi vượt cạn cũng gây ít sữa.

       - Một số yếu tố khác như:  chế độ ăn uống, ngủ nghỉ không hợp lý, mẹ mắc chứng Thủy Kiệt,...

mẹ không đủ sữa cho con


Xem thêm: 




Mẹ thiếu sữa không đủ sữa cho con bú phải làm sao?




       Nếu mẹ bị ít sữa, thiếu sữa do nguyên nhân từ cơ địa, trong một số trường hợp mẹ không thể tạo đủ sữa cho bé ngay cả sau khi thử tất cả các giải pháp thông thường. Vì vậy, mẹ sẽ cần sự thăm khám, đánh giá từ bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn cho con bú để tìm hiểu nguyên nhân gây ra vấn đề và các giải pháp khắc phục.

       Trong trường hợp mẹ bị ít sữa, thiếu sữa do những yếu tố bên ngoài tác động, các biện pháp giúp mẹ chữa trị mất sữa, ít sữa, thoát khỏi tình trạng ít sữa, thiếu sữa, không đủ sữa cho con bú chính là kích thích 2 hóc môn Prolactin và Oxytocin hoạt động tiết sữa bình thường bằng cách:

       - Ăn uống cân đối hợp lý. Sau sinh nên ăn gì? Để có một dòng sữa dồi dào, thơm và mát, các mẹ cần phải ăn uống một cách hợp lý và đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ chất cho sự phục hồi cơ thể mẹ sau sinh và đáp ứng được nhu cầu cho sự phát triển của trẻ.

        - Cho trẻ bú đúng cách: Ngoài việc cho trẻ bú đúng cách, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn giúp kích thích phản xạ tiết hooc môn sản xuất và bài xuất sữa. Mẹ lưu ý khi cho con bú nên âu yếm, vuốt ve, cưng nựng con nhiều hơn. Việc làm này vừa tạo cảm giác gần gũi, tình mẫu tử gắn bó, vừa kích thích phản xạ xuống sữa rõ rệt giúp sữa về nhanh và nhiều hơn.

       - Giải phóng sự căng thẳng, lo âu. Phụ nữ sau sinh bên cạnh việc sức khỏe suy giảm, tâm lý cũng bị ảnh hưởng đáng kể (dễ xúc động, dễ nổi nóng, căng thẳng…). Luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, tinh thần thoải mái cũng là cách giúp nhiều sữa.

       - Sử dụng máy hút, vắt sữa đúng cách. Sau khi trẻ bú xong, mẹ có thể dùng máy hút sữa và sử dụng đúng cách, rút nốt sữa thừa hai bên hết ra. Tránh trường hợp mẹ không hút hết sữa, bé bú khó, lâu dần sẽ mất sữa.

mẹ không đủ sữa cho con


       - Chữa dứt điểm bệnh tuyến vú, hạn chế ảnh hưởng tới trẻ. Trường hợp mẹ bị bệnh về tuyến vú (viêm tuyến vú, áp xe vú, nứt cổ gà…) cần phải chữa dứt điểm. Nếu trong thời gian cho con bú mẹ bị bệnh cần phải sử dụng thuốc, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

       - Nghỉ ngơi hợp lý:  sẽ giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe và nhanh có sữa cho con. Nên ngủ đủ giấc, cho con bú đêm nhiều giúp kích thích tăng hooc môn Prolactin.

       - Chữa nhanh chứng Thủy Kiệt: Nếu mẹ bị mắc 1 trong 3 triệu chứng của Thủy Kiệt nói trên nên dùng bài thuốc từ đậu đen xanh lòng nấu chín với ít muối và uống trong thời gian dài sẽ cải thiện được tình trạng mất nước, không giữ được nước ở thận. Khi những triệu chứng này được cải thiện, cơ thể sẽ hấp thu tốt hơn, chuyển hóa năng lượng tốt hơn vì vậy, sữa cũng sẽ nhiều hơn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Theo dõi bài đăng của Bs Tân

Liên Hệ Hỗ Trợ

Email: bacsitan.n01@gmail.com

Đội Ngũ Phòng Khám